Lợi ích của lá bạc hà: Cải thiện sức khỏe răng miệng và cho giấc ngủ ngon
Tin liên quan
Vì sao lá bạc hà được khuyến khích sử dụng?
Bạc hà là một trong những loại thảo mộc phổ biến và có nhiều phân loại khác nhau, điển hình nhất là bạc hà cay, bạc hà lục và bạc hà táo… Công dụng của lá bạc hà ngoài việc tạo hơi thở thơm mát, kích thích khẩu vị còn có nhiều lợi ích sức khỏe có thể bạn chưa biết.
Lợi ích của lá bạc hà đầu tiên phải kể đến chính là hàm lượng calo thấp, giàu chất chống oxy hóa. Theo ước tính, khoảng ¼ cốc lá bạc hà tươi chỉ chứa 4 calo, bên cạnh đó là một số dưỡng chất nổi bật như:
- Carbohydrate: 0,5 g
- Chất xơ: 0,25 g
- Vitamin A: 136 IU
- Mangan: 0,04 mg
- Sắt: 0,2 mg
- Folate: 3,7 mg
Những lợi ích sức khỏe nổi bật của lá bạc hà
Tăng cường hệ miễn dịch
Lá bạc hà có chứa các chất chống oxy hóa tự nhiên như polyphenol và flavonoid. Các hợp chất này có tác dụng giảm viêm, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, góp phần phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, trong đó có cả ung thư.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Một ưu điểm lớn của lá bạc hà chính là hàm lượng tinh dầu và mùi hương thơm mát. Lượng tinh dầu này không chỉ giảm tình trạng hơi thở nặng mùi mà còn có đặc tính kháng khuẩn, cải thiện và ngăn ngừa một số vấn đề về răng miệng, khoang họng…
Tốt cho mắt
Thành phần vitamin A trong lá bạc hà có lợi cho sức khỏe thị lực. Vitamin A tan trong chất béo, có vai trò quan trọng duy trì sự khỏe mạnh của đôi mắt, giảm nguy cơ thoái hóa điểm và và đục thủy tinh thể phổ biến.
Cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe não bộ
Nghiên cứu cho thấy: Lợi ích của lá bạc hà còn thể hiện ở tác dụng giảm mệt mỏi thần kinh, cải thiện trí nhớ, giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến cách dùng lá bạc hà sao cho hiệu quả và an toàn, tốt nhất không dùng quá gần giờ đi ngủ.
Nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa
Đặc biệt là bạc hà cay với hàm lượng tinh dầu cao, giàu chất chống oxy hóa có hiệu quả giảm đầy hơi, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Tiêu thụ lá bạc hà đúng cách còn giúp làm giãn cơ trơn của đường tiêu hóa, đồng thời cũng có lợi cho hội chứng ruột kích thích.
Hỗ trợ các vấn đề về hô hấp và xoang
Với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, lá bạc hà còn có tác dụng như một chất long đờm, hỗ trợ tống khứ chất nhầy ra ngoài, giảm ho, giảm nhiễm trùng, góp phần điều trị các bệnh về ngực và xoang.
Bạn nên dùng bao nhiêu bạc hà mỗi ngày?
Mặc dù lá bạc hà khá “lành tính” và thích hợp với hầu hết mọi người nhưng bạn cũng không nên lạm dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn. Chuyên gia sức khỏe cho biết: Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ cũng đủ để có hơi thở thơm mát, tốt cho tiêu hóa và sức khỏe.
Trà bạc hà làm từ lá tươi hoặc khô đều đem lại thức uống thảo mộc lý tưởng cho bạn. Ngoài ra, lá bạc hà cũng có thể thêm vào các món ngon khác như sinh tố, nước sốt, súp, đồ nướng, bánh ngọt…
Sử dụng tinh dầu bạc hà cần thử trước trên da để xem có hiện tượng kích ứng hay không. Nếu không chắc chắn về thể chất của mình, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra vấn đề dị ứng và có hướng dẫn cụ thể.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về lợi ích của lá bạc hà, từ đó có bí quyết sử dụng loại thảo mộc này một cách an toàn và hiệu quả.
Thiên Khuê (Theo Real)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất