Ho sau khi ăn: Những nguyên nhân bệnh tật cần biết và mẹo hay cho bạn
Tin liên quan
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà cơn ho của bạn có thể chỉ xảy ra gián đoạn hoặc thường xuyên. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể ho khan hoặc kèm theo đờm, chất nhầy. Ho sau khi ăn gây khó chịu, thậm chí là biểu hiện của bệnh mà bạn cần chú ý.
Nguyên nhân gây ho sau bữa ăn
Hen suyễn do dị ứng
Đường thở bị hẹp tạo thành hen suyễn và biểu hiện phổ biến là ho liên tục. Các triệu chứng kèm theo như tức ngực, thở khò khè… Nếu sau khi ăn no mà bạn bị ho, rất có thể bạn đã tiêu thụ chất gây dị ứng, kích phát bệnh hen suyễn.
Dị ứng thực phẩm do hệ miễn dịch phản ứng quá độ với protein có trong đó. Ngoài tình trạng ho do sưng và ngứa họng thì người bị hen do dị ứng còn bị chảy nước mắt, nước mũi sau, trào ngược axit… Trường hợp nặng có thể gây sốc phản vệ nguy hiểm.
Bị ho sau khi ăn cũng có thể do bạn tiêu thụ sữa hoặc sản phẩm từ sữa khiến cơ thể sản xuất đờm quá mức vì dị ứng. Nếu có tình trạng này, tốt nhất bạn nên ghi chép lại thực phẩm cần tránh cho những lần sau.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đây là bệnh mãn tính khi axit dạ dày trào lên thực quản gây viêm. Triệu chứng của bệnh này thường là ợ nóng, khó nuốt, khàn tiếng, đau tức ngực, nôn, hơi thở có mùi, thở khò khè và dễ ho sau khi tiêu thụ thực phẩm.
Sau khi ăn no, tình trạng trào ngược có thể tăng nặng hơn bình thường, axit dạ dày tiêu hóa thức ăn bị đẩy ngược lên ống thực quản và cổ họng. Bạn sẽ cảm thấy như bị nghẹn và có nhu cầu ho, hắng giọng.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Bệnh này liên quan đến hầu họng, mũi, xoang, thanh quản và luôn đi kèm với triệu chứng ho. Bạn cũng thường phải sống chung với tình trạng chảy nước mũi sau, nghẹt mũi, cảm giác tắc nghẽn ở cổ họng nên khi ăn uống dễ gây ho.
Chứng khó nuốt
Ho sau khi ăn có thể do bạn mắc phải chứng khó nuốt, làm thay đổi cách di chuyển thức ăn. Khả năng này bị gián đoạn từ miệng xuống cổ họng gây sặc (có thể do hít thức ăn vào phổi) và xảy ra hiện tượng ho.
Chứng khó nuốt không chỉ làm trở ngại chuyện ăn uống mà còn có mức độ nguy hiểm nhất định, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người lớn tuổi, hoặc người mắc các bệnh về thần kinh. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần đến bệnh viện để điều trị tích cực.
Mẹo nhỏ giúp cải thiện chứng ho sau khi ăn
Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ho để có biện pháp cải thiện hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, một số mẹo cơ bản, bổ ích cũng giúp giảm nhẹ tình trạng này, điển hình như chia nhỏ bữa ăn, nhai kỹ, tránh thực phẩm gây dị ứng, vận động nhẹ nhàng và không nằm ngay.
Mặc dù vấn đề ho sau bữa ăn này thường chỉ xảy ra thỉnh thoảng nhưng có khi nó thường xuyên hơn. Lúc này, bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra bệnh tật và có phương án trị liệu. Thói quen chủ quan có thể khiến bạn gặp nguy hiểm nếu sặc không xử lý kịp thời.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm căn cứ để xác định nguyên nhân ho sau khi ăn, đồng thời có giải pháp xử lý thích hợp.
Thiên Khuê (Theo Health)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất