Đau đầu buổi chiều: Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hiệu quả
Tin liên quan
Đau đầu là triệu chứng khá phổ biến và có thể là tín hiệu bệnh tật
Hầu như chúng ta ai cũng có lúc bị đau đầu với vị trí, mức độ và thời điểm khác nhau. Thậm chí, tình trạng đau đầu còn biểu hiện ở nhiều dạng, chẳng hạn như đau âm ỉ, đau nhói, đau một bên hay toàn bộ vùng đầu cổ.
Đau đầu buổi chiều có thể là nguyên phát hoặc thứ phát tùy tình huống mỗi người. Nhức đầu cơ bản đều được chia thành 2 loại: Loại nguyên phát là cảm giác đau nửa đầu, đau từng cơn hoặc do căng thẳng mà không phải nguyên nhân khác gây ra.
Đau đầu thứ phát lại thường có liên quan đến bệnh lý như cao huyết áp, nhiễm trùng, chấn thương và khối u. Một số trường hợp trong quá trình cai thuốc lá (hoặc các chất gây nghiện) cũng có thể tạo thành các cơn đau đầu.
Triệu chứng đau đầu buổi chiều
Thông thường, đau nhức đầu vào buổi chiều là do nguyên nhân ngắn hạn xảy ra trong ngày, điển hình như bỏ bữa trưa gây thiếu năng lượng, uống quá nhiều chất kích thích hoặc do hoặc do căng cơ vì thiếu vận động.
Triệu chứng phổ biến của tình trạng này là đau cả hai bên đầu, cơn đau nhức âm ỉ khó chịu có thể kéo dài ra tận phía sau cổ và đầu. Cơn đau này chủ yếu diễn ra ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, hiếm khi nghiêm trọng.
Nguyên nhân đau đầu buổi chiều là gì?
Cơ thể mất nước
Một ngày lao động mệt mỏi, nếu bạn không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng mất nước, thiếu hụt chất điện giải. Điều này gây ra một số vấn đề vào buổi chiều như khô miệng và cổ họng, môi nứt nẻ, tiểu ít, chóng mặt và đau đầu.
Căng cơ
Ngồi quá lâu, thiếu vận động và tư thế không thoải mái là nguyên nhân gây căng cơ, tạo thành hiện tượng dễ bị đau nhức đầu vào cuối ngày. Không những vị trí đầu, bạn còn có thể bị đau và tê cứng ở cổ, hàm, vai…
Chứng đau nửa đầu
Đây là loại đau đầu liên quan thần kinh và có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào. Trong đó, đau đầu buổi chiều cũng thường phổ biến ở người mắc tình trạng này, kèm theo là rối loạn thị giác, nhạy cảm ánh sáng, mùi và âm thanh, buồn nôn hoặc nôn…
Sử dụng chất kích thích
Bia rượu hay thức uống chứa caffeine cũng có thể trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ đau nhức đầu trong buổi chiều muộn. Tiêu thụ nhiều các chất gây kích thích này còn dẫn đến tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, tim đập nhanh và trầm cảm.
Bạn nên làm gì để cải thiện và phòng ngừa chứng đau đầu buổi chiều?
Mặc dù hiếm khi đau nhức đầu vào cuối ngày là do nguyên nhân bệnh lý nhưng nó vẫn gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vì vậy, bạn có thể thực hiện một số mẹo sau đây để cải thiện và giảm nguy cơ.
- Không ngồi liên tục quá lâu trước máy tính, nên đứng dậy vận động nhẹ sau mỗi 1 giờ làm việc.
- Thay đổi các tư thế sao cho toàn bộ cơ thể được thả lỏng, giúp máu dễ lưu thông và tránh căng cơ.
- Uống nhiều nước (hạn chế thức uống kích thích, nên thay bằng nước ép hoặc bổ sung thêm canh súp).
- Có chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu. Tránh tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh hoặc đồ chế biến sẵn.
- Nên tập thói quen có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để cơ thể hồi phục, thư giãn cơ, thúc đẩy trao đổi chất và đem lại năng lượng cho nửa ngày còn lại.
Đôi khi, chứng đau đầu vào buổi chiều cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý như viêm não, khối u… Vì vậy, khi phát hiện bất thường khác như mờ mắt, nôn mửa nghiêm trọng, cơn đau ngày càng nặng thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về tình trạng đau đầu buổi chiều, có biện pháp khắc phục hiệu quả, đảm bảo một sức khỏe tốt mỗi ngày.
Thiên Khuê (Theo Health)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất