Chườm lạnh và chườm nóng: Những lưu ý cần thiết để không làm mất tác dụng chữa trị

Thiên Khuê 2022-05-20 13:30
- Chườm lạnh và chườm nóng cần căn cứ đúng trường hợp bệnh và thời điểm thực hiện mới phát huy tác dụng. Emdep sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 phương pháp này nhé.

Chườm lạnh và chườm nóng: Thời điểm và trường hợp áp dụng rất quan trọng

Chườm lạnh và chườm nóng là liệu pháp vật lý quen thuộc được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ lúc nào thì nên chườm lạnh và lúc nào phải chườm nóng.

Chườm lạnh và chườm nóng: Những lưu ý cần thiết để không làm mất tác dụng chữa trị

Lúc nào thì nên chườm lạnh?

Trong vòng 24 giờ sau khi bị các vết thương cấp tính tiến hành biện pháp chườm lạnh là tốt nhất. Tác dụng của chườm lạnh là giảm nhiệt độ cơ thể, làm lạnh tầng biểu bì bên ngoài giúp các mạch máu co lại, tốc độ chuyển hóa và lưu lượng màu chậm đi, giảm đau, sưng phù và viêm.

Chườm lạnh thông thường áp dụng trong các trường hợp bị thương cấp tính ở dây chằng, khớp xương, cơ bắp, đặc biệt là các vết thương do vận động. Ngoài ra, với vết thương bị rách nên chườm lạnh trong vòng 6 giờ sau khi bị thương để không ảnh hưởng hiệu quả hồi phục.

Chườm lạnh đúng cách nên kéo dài từ 15 đến 20 phút, sau đó để cho người bị thương nghỉ ngơi ít nhất 5 đến 10 phút. Nếu trong vòng 6 đến 24 giờ mà vẫn bị sưng đau vẫn có thể tiếp tục chườm lạnh để giảm bớt.

Chườm lạnh và chườm nóng: Những lưu ý cần thiết để không làm mất tác dụng chữa trị

Lúc nào thì nên chườm nóng?

Tác dụng của chườm nóng là nâng cao thân nhiệt, làm cho nhiệt độ ở tầng biểu bì da cao hơn để các mạch máu được thả lỏng (giãn nở), tốc độ chuyển hóa và lưu lượng máu nhanh hơn, thúc đẩy tuần hoàn cục bộ, giảm đau nhức, sưng nóng, tăng chức năng hồi phục các tổ chức tế bào.

Khi áp dụng chườm lạnh và chườm nóng, tùy theo tình trạng vết thương và các chứng đau nhức mà lựa chọn liệu pháp vật lý phù hợp. Chườm nóng thích hợp áp dụng giải tỏa các cơn sưng đau mãn tính.

Nếu bạn bị đau nhức vai gáy, đau lưng, viêm khớp, mỏi hoặc tê cơ sau vận động… đều có thể áp dụng phương pháp chườm nóng để giảm bớt khó chịu. Mỗi lần chườm nóng kéo dài từ 15 đến 20 phút và có thể thực hiện nhiều lần để nâng cao hiệu quả trị liệu.

Chườm lạnh hay chườm nóng đều cần lưu ý 3 vấn đề này

Chườm lạnh và chườm nóng: Những lưu ý cần thiết để không làm mất tác dụng chữa trị

Nhiệt độ vừa phải, không trực tiếp tiếp xúc với da

Bên ngoài của túi chườm lạnh hay chườm nóng nên dùng thêm túi cao su hoặc khăn lông bọc lại, tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Nhiệt độ nước khi chườm nóng không thể vượt quá 50℃, chườm lạnh cũng phải trên 0℃ để tránh ảnh hưởng không tốt đến vết thương.

Trường hợp không chườm lạnh mà ngâm trực tiếp vết thương vào nước lạnh thì chú ý điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức từ 5 đến 13℃; còn ngâm nước nóng thì nhiệt độ nước khoảng 40℃ là phù hợp.

Chú ý thời gian chườm lạnh hay chườm nóng 

Chườm lạnh, chườm nóng không phải cứ để lâu thì hiệu quả càng tốt. Thông thường, bạn nên chú ý thời gian không vượt quá 20 phút, nếu muốn tăng cường hiệu quả trị liệu thì có thể chườm giãn cách 1 - 3 lần/ngày.

Chườm lạnh và chườm nóng: Những lưu ý cần thiết để không làm mất tác dụng chữa trị

Vị trí vết thương cũng ảnh hưởng đến thời gian chườm lạnh và chườm nóng

Ngoài tình trạng vết thương thì bạn cũng cần chú ý vị trí cần chườm có phần cơ thịt nhiều hay ít. Nếu là vị trí nhiều cơ có thể chườm lâu hơn cơ bản một chút (ví dụ như bắp đùi, mông…) và ngược lại.

Ngoài ra, một số vị trí mà da mỏng yếu như cổ, mặt, lưng bàn chân… không nên chườm quá lâu.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp thông tin bổ ích để bạn áp dụng chườm lạnh và chườm nóng một cách an toàn, hiệu quả.

Thiên Khuê (Theo Epochtimes)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Cách tắt trạng thái vừa mới truy cập trên Zalo cực đơn giản