Cách làm khô vết thương chảy nước chuẩn y khoa
Trong hoạt động hàng ngày, nếu chẳng may bạn bị ngã hay xảy ra các va chạm… dẫn đến việc có những vết thương trên cơ thể thì quả là điều đáng tiếc nhưng cũng không thể tránh được hoàn toàn. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu vết thương đó lâu lành và chảy nước, chảy mủ? Cách làm khô vết thương chảy nước như thế nào? Cùng tìm hiểu với Emdep ngay sau đây nhé!
Vết thương chảy nước, chảy mủ là gì?
Bình thường khi không bị thương, bề mặt của da được bảo vệ bởi lớp acid mỏng do tuyến bã nhờn thường xuyên tiết ra. Lớp màng này có vai trò điều chỉnh độ pH, nuôi dưỡng hệ thống sinh vật có lợi trên da.
Bên cạnh đó, hệ sinh vật này có tác dụng ngăn chặn mọi mầm bệnh tấn công vào cơ thể. Do đó, trong điều kiện bình thường, nếu không có tổn thương sẽ không xảy ra phản ứng viêm, sưng, nhiễm trùng trên da
Do cơ thể chúng ta vốn là một thể thống nhất và da đóng vai trò là lớp bảo vệ đầu tiên nên khi xuất hiện bất kỳ vết trầy xước, vết rách nào, cấu trúc của da sẽ ngay lập tức bị phá vỡ. Khi đó sẽ dễ bị các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là vi khuẩn xâm nhập, tấn công.
Đó là lí do tại sao nếu bạn bất cẩn, vết thương sẽ bị nhiễm trùng, mức độ nhẹ là tiết ra chất dịch dạng lỏng, trong suốt, đây là phản ứng bình thường. Còn trường hợp vết thương chảy dịch có màu vàng hoặc trắng đục thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng nặng hơn, vết thương chảy mủ
Tại sao vết thương chảy nước vàng
Nước vàng xuất hiện ở các vết thương hở bên ngoài da. Khi bị thương, vết thương sâu làm lộ nền vết thương, đồng thời lúc này, vị trí chỗ vết thương đã bị mất đi màng bảo vệ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Nước vàng chảy ra ở vết thương hở được chia thành 2 loại, khác nhau cả về màu sắc và tính chất
1.Nước vàng trong
Vết thương chảy nước vàng trong là dịch tiết sinh lý của cơ thể, chính xác hơn là huyết tương. Loại dịch này không có hại cho cơ thể mà có tác dụng bảo vệ vết thương, có thể làm mát và che chắn cho vết thương hở khỏi những tác nhân gây hại bên ngoài như bụi bẩn, vi khuẩn…
Nước vàng trong thường sẽ xuất hiện sau khi vết thương xuất hiện 3 - 7 ngày và sẽ nhanh chóng giúp vết thương lành lại sau đó nếu được xử lý đúng cách.
Khi vết thương khô lại, miệng vết thương sẽ có những vệt màu hồng đỏ tạo cảm giác ngứa, đây chính là khi vết thương khi bắt đầu lên da non
2. Nước vàng đục
Trên mặt vết thương nếu xuất hiện nước vàng đục, đồng thời có thêm mủ trắng và mùi hôi khó chịu thì đây chính là dấu hiệu cho thấy vết thương đã bị nhiễm trùng.
Nếu không biết cách làm khô vết thương chảy nước kịp thời thì vết thương sẽ càng trở nên trầm trọng hơn, rất lâu lành, sưng tấy, đau nhức, ngứa ngáy, nặng hơn là dẫn đến hoại tử tế bào.
Nguyên nhân dẫn đến vết thương chảy nước, nhiễm trùng
- Dùng xà phòng để rửa vết thương: Nhiều người vẫn lầm tưởng rửa vết thương bằng xà phòng sẽ giúp sát khuẩn. Tuy nhiên, khả năng làm sạch của nó lại quá mạnh để sử dụng cho các vết thương hở đã mất lớp màng bảo vệ. Đó là lý do tại sao việc dùng xà phòng để rửa sạch vết thương vừa gây kích ứng, vừa khiến vết thương lâu lành
- Bụi bẩn: Bụi bẩn là tác nhân phổ biến gây nhiễm trùng vết thương, vết thương chảy nước. Khi vết thương ma sát với mặt đường đầy cát sỏi hay tiếp xúc với môi trường đầy bụi bẩn thì các chất bẩn này sẽ thâm nhập vào bên trong vết thương. Mặc dù việc làm sạch vết thương cũng đã loại bỏ đi nhiều vết bẩn, vi khuẩn nhưng làm sạch 100% bụi bẩn khá khó, hơn nữa, còn phải tác động mạnh lên vết thương, gây cảm giác đau đớn
- Không dùng urgo: Mặc dù không nên bịt vết thương quá kín nhưng nếu không dùng băng vết thương sẽ khiến vết thương dễ chảy nước, nhiễm trùng và lâu lành hơn. Nguyên nhân là do miệng vết thương hở không được bảo vệ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Vết thương hở cần được bảo vệ với một độ ẩm tiêu chuẩn thì mới giúp các tế bào di chuyển đến vùng bị thương, hỗ trợ việc phục hồi nó.
- Vết thương có gỉ kim loại: Các vết thương sâu do va chạm với các đồ vật bằng kim loại gây ra, nhất là các kim loại cũ có các gỉ cứng thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ, nhân viên y tế. Trường hợp này khó xử lý hơn vì nguy cơ nhiễm trùng uốn ván là rất cao. Phần lớn các vết thương như thế này cần khâu, vệ sinh cẩn thận trước khi băng bó vì rất dễ bị nhiễm trùng
Vết thương chảy dịch vàng có nguy hiểm không?
Nếu vết thương chảy dịch vàng trong hay còn gọi là huyết tương thì không có gì nghiêm trọng. Chỉ vài ngày sau đó, dịch vàng sẽ giảm, khô lại và vết thương cũng dần đóng vảy, bắt đầu quá trình tái tạo lớp da mới. Tuy nhiên, nếu dịch vàng ngày càng nhiều, kèm theo mủ và nhiều triệu chứng khác thì lúc này phải biết cách làm khô vết thương chảy nước. Nếu để tình trạng này kéo dài, có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm mô tế bào: Biến chứng này khiến vết thương sưng đỏ, đau đớn, phải dùng đến kháng sinh, vết thương cũng lâu lành hơn
- Nhiễm trùng huyết: Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bị thương nếu không được xử lý kịp thời
- Viêm tủy xương: Biến chứng này cũng rất nguy hiểm khi có thể kéo theo những hệ lụy như: ức chế tăng trưởng xương khớp, nhiễm trùng khớp
- Hoại tử tế bào: Biến chứng này dẫn đến phần thịt xung quanh vết thương bị chết, các cơn đau sẽ kéo dài, vết thương sưng tấy, chảy mủ, mùi hôi và phải phẫu thuật.
Cách làm khô vết thương chảy nước vàng
Không thể chủ quan khi vết thương chảy nước. Dưới đây là cách xử lý vết thương hở, vết thương chảy nước sao cho an toàn, đúng cách, tránh bị nhiễm trùng
* Bước 1: Rửa tay
Đầu tiên, bạn cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch nước sát khuẩn. Việc làm này sẽ hạn chế tối đa việc để vi khuẩn từ tay bạn lây sang vết thương. Nếu có thể, tốt nhất là sử dụng gang tay y tế
* Bước 2: Cầm máu
Khi lớp da bảo vệ bên ngoài mất đi, máu sẽ trực tiếp chảy ra bên ngoài, gọi là vết thương hở. Từ đó, máu có thể chảy ra bên ngoài, lượng máu chảy ra nhiều hay ít phụ thuộc vào độ lớn, độ sâu của vết thương.
Bạn hãy cầm máu một cách nhanh nhất bằng cách sử dụng miếng bông y tế hay miếng gạc sạch ép mạnh lên vết thương để tác động giúp máu ngừng chảy. Khi không có dụng cụ hỗ trợ cầm máu thì có thể trực tiếp dùng tay ấn mạnh lên vết thương.
* Bước 3: Rửa vết thương
Khi đã cầm được máu, nước vàng chảy ra thì bước tiếp theo cần làm là vệ sinh vết thương thật sạch. Có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc tìm các loại nước sát khuẩn mạnh hơn để sát trùng vết thương. Khuyến cáo không nên sử dụng cồn hoặc oxy già để rửa
Khi rửa vết thương, chú ý làm sạch cả xung quanh vị trí miệng vết thương. Khi rửa vết thương, người bị thương sẽ cảm thấy xót, đau, nhưng nên cố chịu để vệ sinh vết thương nếu không sẽ nhiễm trùng, vết thương chảy nước, đau và sưng nặng hơn
* Bước 1: Dùng thuốc kháng sinh
Với những vết thương lớn, sâu hay khi thấy vết thương chảy ra nước vàng đục thì cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh để hỗ trợ điều trị. Tùy vào từng vết thương mà có thể dùng các loại kháng sinh khác nhau
Chính vì vậy, bạn cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để sử dụng đúng loại thuốc. Có 2 loại kháng sinh phổ biến: 1 là thuốc bột rắc lên vết thương, 2 là thuốc nước để bôi lên hoặc uống
* Bước 5: Băng vết thương
Vết thương sau khi đã được vệ sinh sạch và dùng thuốc kháng sinh thì cần được băng bó lại để tránh bị bụi bẩn và vi khuẩn ngoài môi trường tấn công. Chú ý dụng cụ để băng vết thương phải là đồ mới, tiệt trùng tuyệt đối vì băng gạc sẽ tiếp xúc trực tiếp với vết thương nhanh nhất
Không nên băng bó vết thương quá chặt hoặc quá lỏng vì sẽ làm vết thương khó lành hơn. Băng bó vết thương với độ chặt vừa phải và thay băng gạc ngày 2 lần để vết thương được bảo vệ tốt nhất
* Bước 6: Quan sát vết thương
Sau khi cầm máu, vệ sinh, sử dụng thuốc kháng sinh và băng bó lại, bạn vẫn cần kiểm tra vết thương hàng ngày, tốt nhất là 4 tiếng 1 lần, thay băng gạc cho vết thương luôn. Hành động này giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng vết thương.
Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
- Thứ nhất, vết thương dần khô lại, da non mọc lên nghĩa là vết thương đang được phục hồi tốt, sẽ lành lại trong 1 - 2 ngày
- Thứ hai, vết thương vẫn sưng đỏ, mưng mủ, chảy nước vàng đục, ngày càng đau nhức
Đối với trường hợp vết thương diễn biến xấu, cần lập tức đi khám để có phương án điều trị tốt nhất. Không được chủ quan cho rằng chỉ là vết thương nhỏ, hậu quả khi bị nhiễm trùng sẽ rất nghiêm trọng
Cách làm vết thương mau khô có thể làm tại nhà
Để các vết thương hở mau lành, ngoài cách sử dụng kháng sinh có thể kết hợp sử dụng các nguyên liệu dưới đây:
1. Nha đam
Chất nhầy bên trong nha đam rất giàu khoáng chất và vitamin, do đó có thể thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở diễn ra nhanh chóng
Ngoài ra, nha đam cũng có chứa nhiều chất Glucomannan là nguyên liệu quan trọng để tái tạo tế bào, sản xuất collagen. Tinh chất nha đam đặc biệt dịu nhẹ, lành tính nên có thể sử dụng phần thịt nha đam để thoa trực tiếp lên vết thương hở mà không lo kích ứng
2. Giấm táo
Giấm táo thường được sử dụng để pha loãng vào nước tắm khi cơ thể quá nhiều vết thương hở. Công dụng là giúp ngăn chặn nguy cơ vết thương bị nhiễm khuẩn cũng như kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn, giúp vết thương hở khô nhanh hơn
Cách sử dụng giấm táo làm khô vết thương cũng rất đơn giản, chỉ cần pha loãng giấm táo với nước rồi dùng băng sạch thấm dung dịch, chấm lên vết thương
3. Dầu tràm trà
Dầu tràm trà có tác dụng giảm viêm, giảm đau cho vết thương hở, vết thương chảy nước. Nó cũng được sử dụng như một dung dịch sát khuẩn vết thương, có thể thoa trực tiếp lên vết thương hở vì dầu tràm trà cũng khá lành tính
4. Bột nghệ
Trong nghệ có chứa hàm lượng lớn Curcumin giúp chống viêm, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương và có tính kháng khuẩn mạnh. Sau khi làm sạch vết thương, có thể sử dụng nghệ pha với nước ấm, bôi lên vết thương rồi băng bó vết thương lại
Thông thường, những chấn thương nhẹ gây chảy máu ít thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, với những vết thương lớn ở những vị trí nguy hiểm, có nguy cơ nhiễm trùng lớn thì cần đến cơ sở y tế để khâu vết thương và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Dấu hiệu vết thương đang lành như thế nào?
Tùy thuộc vào mức độ mà các vết thương sẽ phục hồi nhanh hoặc chậm. Dưới đây là một số dấu hiệu vết thương sắp lành
- Miệng vết thương đóng vảy
- Vết thương sưng tấy (diễn ra trong 5 ngày đầu)
- Tăng trưởng mô: tế bào da mới hình thành
- Để lại sẹo: Đây là thời điểm vết thương đã lành, lớp vẩy sẽ biết mất, để lại sẹo. Nếu biết cách chăm sóc, lớp sẹo sẽ nhanh chóng biến mất, ngược lại, nếu chăm sóc sai cách, ăn uống không kiêng khem thì vết sẹo sẽ lồi lên và rất lâu biến mất
Thông thường, quá trình lành vết thương sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Vết thương bắt đầu khô lại
Ngay sau khi bị thương, các vi mạch sẽ bắt đầu co rút lại để máu đông lại và ngừng chảy ra bên ngoài.
Sau đó khoảng 1 ngày, nếu bạn thấy vùng bị thương đông máu và khô lại thì đó là dấu hiệu vết thương hở đang lành
* Giai đoạn 2: Vết thương đóng nắp/ Biểu mô hóa
Sau 2 ngày bị thương, sẽ có một lớp biểu bì được hình thành và phủ lên bề mặt của vết thương. Công dụng của lớp này là giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập vào bên trong vết thương và gây nhiễm trùng
Do đó, nếu trong giai đoạn này, bạn thấy vết thương bắt đầu chuyển sang màu sẫm đen và khô lại thì đây chính là dấu hiệu của vết thương đang lành
* Giai đoạn 3: Cảm thấy ngứa nhẹ hoặc ngứa nhiều tại vết thương
Ở giai đoạn này, các tế bào collagen sẽ được sản sinh nhiều hơn và phát triển thêm các mô hạt để bổ sung cho vết thương. Từ đó giúp lấp đầy vết thương, vùng da bị tổn thương sẽ được phục hồi trọn vẹn như lúc ban đầu
Lúc này, bạn sẽ cảm thấy vết thương rất ngứa, chuyển sang màu đen đậm, đồng thời, miệng vết thương khô và bong tróc hoàn toàn thì có nghĩa là vết thương đang lên da non và dần phục hồi như lúc ban đầu
Chế độ dinh dưỡng giúp vết thương mau lành
Người đang có vết thương chảy nước, chảy mủ cần chú ý các loại thực phẩm nên ăn/ nên kiêng để giúp vết thương mau lành.
Những thực phẩm sau nên ăn:
- Bổ sung chất đạm bằng cách ăn thêm thịt, cá, trứng, các loại đậu… Những loại thực phẩm này có tác dụng kích thích sản sinh tế bào mới
- Ăn nhiều thịt, gan, sữa, những loại rau có màu xanh đậm… Vì đây là nhóm thực phẩm nhiều sắt, tốt cho quá trình tạo máu
- Các loại rau, củ, quả tươi như đu đủ, cam, dưa hấu, thanh long, rau cải, cà rốt… cũng giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương chảy nước
- Bổ sung vào khẩu phần ăn các thực phẩm chứa nhiều Kẽm và Selen như thịt gia cầm, nghêu, ốc, sò, ngũ cốc, cá… để giúp vết thương mau lành và chống nhiễm khuẩn
Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?
- Chú ý không nên vận động mạnh để tránh rách miệng vết thương, vết thương sẽ nặng hơn và lâu lành hơn
- Tránh nước cho vết thương, che vết thương khi tắm vì sẽ dễ bị nhiễm khuẩn do nước, vết thương có nguy cơ mưng mủ lâu lành
- Không ăn thịt gà, đồ nếp vì có thể gây mưng mủ, ngứa ngáy và để lại sẹo lồi, nhất là trong thời kỳ lên da non
- Không ăn rau muống để không bị sẹo lồi
- Không ăn thịt bò vì để lại sẹo thâm
- Hạn chế ăn hải sản vì có thể dễ gây dị ứng với người có vết thương hở
- Không tự mua hay điều chế các loại thuốc dân gian đắp lên vết thương hở để tránh gây nhiễm trùng, vết thương nặng hơn, khó kiểm soát hơn
- Không dùng tay bẩn động vào vết thương hở để tránh vi khuẩn từ tay xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng
- Không bóc vảy khi vết thương hình thành vảy, gây chảy máu, vết thương sẽ lâu lành hơn
Trên đây là hướng dẫn cách làm khô vết thương chảy nước cũng như cách chăm sóc vết thương hở sao cho nhanh lành. Rất hy vọng bạn sẽ tìm thấy những thông tin tham khảo hữu ích!
MIN (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất