Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ: nguyên nhân và cách điều trị
Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy bị đau bụng dưới bên trái ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Emdep.vn dành chút thời gian tìm hiểu về tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ, nguyên nhân và cách điều trị phù hợp, bạn nhé!
Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ là dấu hiệu của bệnh gì?
Những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ giới bao gồm:
Rối loạn tiêu hóa: Axit mà dạ dày tạo ra để tiêu hóa thức ăn có thể gây kích ứng các thành phần của đường tiêu hóa, bao gồm cả vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, khí được tìm thấy trong đường tiêu hóa (hay còn gọi là tình trạng đầy hơi) cũng có thể gây đau và khó chịu thoáng qua ở vùng bụng dưới bên trái.
Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ do rối loạn tiêu hóa
Polyp hoặc bệnh túi thừa: Polyp hoặc bệnh túi thừa là nguyên nhân phổ biến gây đau bụng dưới bên trái. Polyp là những khối u nhỏ có thể hình thành trên thành trong của đại tràng. Trong khi đó, bệnh túi thừa là tình trạng các túi nhỏ gọi là túi thừa hình thành trong thành ruột già. Cả hai tình trạng này đều có thể gây viêm và đau ở vùng bụng dưới bên trái.
Viêm túi thừa: Đôi khi các túi được gọi là túi thừa hình thành dọc theo ruột già. Những túi này hình thành khi các điểm yếu trong ruột phình ra ngoài. Nhiễm trùng túi thừa có thể gây đau và khó chịu đặc trưng ở vùng bụng dưới bên trái được gọi là viêm túi thừa.
Sỏi tiết niệu: Trường hợp bị sỏi thận trái hay sỏi thận tiết niệu đều thường sẽ kèm theo những cơn đau quặn bụng dưới bên trái. Ngoài bị đau bụng dưới bên trái ở nữ, sỏi tiết niệu còn gây ra những triệu chứng khác đi kèm như đi tiểu buốt hay đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn mửa,...
Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ do sỏi tiếu niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tình trạng bệnh này cũng có thể gây ra những cơn đau đột ngột ở phần vùng bụng dưới bên trái kèm với những triệu chứng thường gặp như đi tiểu nhiều lần và bị đau buốt.
Viêm da liễu: Một số tình trạng viêm da liễu xảy ra trên bề mặt của các góc phần tư cụ thể của cơ thể. Ví dụ, bệnh zona, phát ban đau đớn do vi-rút gây ra, có thể khu trú ở vùng bụng dưới bên trái và gây đau dữ dội, ngứa và nhạy cảm.
Xoắn buồng trứng: Buồng trứng thường nằm ở 1/4 bụng dưới. Buồng trứng cũng có thể xoay quanh mình giống như tinh hoàn và dẫn đến đau. Hơn nữa, buồng trứng có thể phát triển u nang có thể gây áp lực đau đớn. Nếu những u nang này vỡ ra có thể gây ra những cơn đau dữ dội.
Vấn đề kinh nguyệt: Vấn đề kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến đau bụng dưới bên trái. Các biến chứng liên quan đến thai kỳ cũng có thể là một nguyên nhân.
Chấn thương: Chấn thương vùng bụng dưới do va đập trực tiếp hoặc tai nạn xe có thể gây đau kèm theo bầm tím hoặc chảy máu trong.
Cách điều trị khi bị đau bụng dưới bên trái ở nữ
Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái ở nữ là nghiêm trọng và thường khó tự xác định. Tốt nhất, bạn nên tham khảo tư vấn bác sĩ nếu cơn đau bụng dưới bên trái không thuyên giảm.
Điều trị y tế
- Sau thăm khám và đưa ra chẩn đoán phù hợp, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị cho tình trạng bị đau bụng dưới bên trái ở nữ như sau:
- Chế độ ăn lỏng: Một chế độ ăn lỏng sẽ cho phép ruột và hệ thống tiêu hóa của bạn phục hồi sau các nguyên nhân tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng gây ra cơn đau bụng dưới bên trái.
- Thuốc chống viêm: Nếu các triệu chứng của bạn là do tình trạng viêm, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh hoặc kem steroid.
- Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt: Bác sĩ có thể kê toa thuốc tránh thai hoặc các lựa chọn khác cho tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Phẫu thuật: Đối với các tình trạng như xoắn buồng trứng hoặc tinh hoàn, phẫu thuật là lựa chọn hàng đầu để phục hồi lưu lượng máu và ngăn ngừa các biến chứng. Phẫu thuật cũng là một lựa chọn điều trị cho các biến chứng khác nhau liên quan đến thai kỳ.
Cách điều trị đau bụng dưới bên trái ở nữ
Điều trị tại nhà
- Bạn có thể thử những cách sau tại nhà để có thể chống lại các nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái có thể phòng ngừa được như rối loạn tiêu hóa.
- Ăn chậm rãi: Điều này sẽ cho phép cơ thể bạn tiêu hóa hoàn toàn thức ăn và ngăn bạn nuốt không khí, tránh đầy hơi.
- Chế độ ăn nhiều chất xơ: Chế độ ăn thiếu chất xơ có thể góp phần làm mô ruột yếu, khiến vùng bụng dưới bên trái dễ bị tắc và nhiễm trùng.
- Hạn chế sử dụng các thức ăn khó tiêu hóa, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ đồng thời tránh ăn món ăn có gia vị cay nóng, món muối chua.
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: bổ sung khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày cho cơ thể, bao gồm cả nước canh, nước trái cây.
- Giữ ấm cơ thể, tắm nước ấm, dùng túi chườm nóng để làm giảm triệu chứng đau nhức khó chịu tại vùng bụng dưới bên trái nếu nguyên nhân là do vấn đề kinh nguyệt.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao đều đặn, hợp lý mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng hay sử dụng kết hợp với thuốc khác mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc khi cảm thấy hết cơn đau mà chưa hết liệu trình điều trị.
Liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau bụng dưới bên trái ở nữ kèm theo các triệu chứng bao gồm:
- Đau đột ngột, dữ dội
- Sốt
- Phân có máu
- Buồn nôn và nôn kéo dài
- Giảm cân
- Đau dữ dội khi bạn chạm vào bụng
- Sưng bụng
Trên đây là một số thông tin về tình trạng bị đau bụng dưới bên trái ở nữ mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ từ Emdep.vn, các bạn đã nắm rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị tình trạng đau bụng dưới bên trái ở nữ phù hợp, chấm dứt cơn đau và cảm giác khó chịu đồng thời tránh những nguy cơ sức khỏe không mong muốn có thể xảy ra.
Minh LT (Tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất