Tại sao phun thuốc xong muỗi vẫn sống bay đầy nhà?

2017-08-13 22:13
- Theo phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM, hóa chất có hiệu quả diệt muỗi hay không còn phụ thuộc vào kỹ thuật phun.

Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết t  ất cả hóa chất dùng  phòng chống dịch hàng năm đều được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng. Việt Nam trước khi đưa thuốc vào lưu hành cũng phải thử nghiệm thực địa ở cả 3 miền. Trong quá trình sử dụng thuốc, các viện chức năng phải liên tục kiểm tra đánh giá và thay đổi hóa chất để phòng tình trạng muỗi kháng thuốc. 

"Nếu có dịch phải phun hóa chất 2 lần cách nhau 7-10 ngày để tiêu diệt muỗi,  hóa chất không tồn lưu nên thực tế nhiều người dân thắc mắc sao vừa phun một tuần lại đầy muỗi trong nhà", ông Phu chia sẻ.

Theo ông Phu, phun hóa chất tiêu diệt muỗi chỉ có tính thời điểm để dập dịch sốt xuất huyết, là biện pháp ngắn hạn cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là  tìm diệt các ổ bọ gậy, nơi loăng quăng tồn tại, việc phòng chống bệnh mới bền vững.  

  Phun thuốc diệt muỗi trong các gia đình. Ảnh: Ngọc Thành.   

Theo phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM, hóa chất có hiệu quả diệt muỗi hay không còn phụ thuộc vào kỹ thuật phun. Trong đó 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc diệt muỗi bao gồm giờ phun, cách phun, nhiệt độ môi trường, cách pha hóa chất và mật độ loăng quăng ở thời điểm phun xịt. 

Nên phun hóa chất vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối 

Phó giáo sư Phan Trọng Lân,  Viện trưởng Pasteur TP HCM phân tích, đ  ể phun hóa chất hiệu quả cần tính được thời gian hoạt động tối đa, nơi trú ẩn của muỗi. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu khu vực phía Nam, muỗi hoạt động tốt nhất ở 25-28 độ C. Do đó các đội phun xịt thường chọn thời điểm buổi chiều tắt nắng để diệt muỗi.  Khu vực tắt nắng mà thời tiết vẫn còn nóng thì giờ phun xịt hóa chất nên tiến hành vào buổi sáng sớm. 

 Vấn đề quan trọng là thói quen sinh hoạt của người dân địa phương.  Với khu dân cư làm ăn buôn bán nhiều vào buổi chiều thì có thể người dân không hợp tác để phun xịt hóa chất diệt muỗi ở thời điểm này. Hiện có hai hình thức là phun sương lạnh và phun mù nhiệt, chỉ định tùy từng điều kiện vùng. 

 Người dân có nên tự phun hóa chất diệt muỗi 

Tiến sĩ Vũ Trọng Dược, Thư ký Chương trình sốt xuất huyết Dengue khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho rằng người dân không phải cứ nhìn thấy muỗi là cần phun thuốc diệt muỗi. Ông khuyến cáo không nên tự ý pha hóa chất để phun diệt muỗi. "Sử dụng hóa chất để diệt muỗi cần phải có chỉ định. Tác dụng diệt muỗi chỉ hiệu quả khi sử dụng hóa chất đúng loại, pha đúng liều lượng, sử dụng máy phun phù hợp và kỹ thuật phun đúng”, ông Dược nói. 

Theo ông Dược, người dân diệt muỗi trong phạm vi gia đình nên tham khảo ý kiến của các nhà côn trùng học hoặc liên hệ với khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm hay dịch tễ tại Trung tâm y tế dự phòng địa phương để được hướng dẫn.  Phun hóa chất không đúng cách, không có máy phun chuyên dụng, không đủ liều dẫn đến muỗi tăng sức đề kháng, vô tình làm muỗi khỏe hơn trong tương lai. 

Bên cạnh đó nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình trong khi hàng xóm không xịt thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi phun xịt thuốc, muỗi từ bên ngoài lại bay vào nhà. 

 Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chỉ thích nước sạch và đốt ban ngày 

Theo phó giáo sư Trần Đắc Phu, muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà. Đặc biệt muỗi này không đẻ trứng ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. 

 Khi đang sốt thì có lây nhiễm bệnh cho người khác 

Nhiều người cho rằng bệnh nhân trong thời gian sốt không cần phải phòng chống vì sẽ không lây cho người khác. Thực tế thời gian có thể lây nhiễm là trước khi có biểu hiện lâm sàng một ngày và liên tục trong thời gian sốt. Đây là nguồn lây bệnh cho cộng đồng nên người bệnh phải tự bảo vệ, phòng hộ cá nhân để muỗi không đốt mình rồi truyền cho mọi người. 

Từ đầu năm 2017 đến nay cả nước có hơn 80.000 trường hợp sốt xuất huyết, 24 người tử vong, số nhập viện tăng 33,5% so với cùng kỳ, tập trung nhiều ở miền Nam và Trung. Khu vực miền Bắc năm nay gia tăng đột biến . Tại Hà Nội bệnh nhân phải ngồi truyền dịch , nằm giường xếp, bệnh viện phải dùng hội trường làm phòng khám. Nguyên nhân tăng dịch là do mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa tăng, tốc độ đô thị hóa dẫn đến phát sinh các ổ loăng quăng...   

Theo Lê Phương/Vnexpress

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Lật tẩy 3 con giáp có 'thiên tình sử' hoành tráng nhất