Phòng chống đuối nước: Ngoài nước thì loại khí này tồn tại cũng có thể khiến nạn nhân ngừng thở nhanh

2017-07-16 18:30
- Theo bác sỹ Chính, để cứu nạn nhân đuối nước thì người cứu bắt buộc phải biết bơi – đó là năng lực cơ bản, kèm theo những kỹ năng khác – phải đảm bảo an toàn cho bản thân mới hy vọng cứu được người khác.

Theo TS. BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai, trước hết chúng ta cần hiểu đúng về bản chất của đuối nước: là tình trạng nạn nhân bị suy hô hấp do phổi bị ngạt nước, mũi và miệng của họ chìm trong nước hoặc bất cứ chất lỏng nào khác – nhiều khi bùn, đất, dị vật tràn cả vào đường thở. Bác sỹ Chính nhấn mạnh: “Nhiều người lầm tưởng: khi đuối nước nạn nhân sẽ vùng vẫy, kêu cứu ầm ĩ. Nhưng trên thực tế, nạn nhân lại thường nhanh chóng bị suy hô hấp một cách rất “nhẹ nhàng, êm dịu” do mọi người xung quanh không để ý, thậm chí ngay cả khi có bạn bè và gia đình đang ở gần”.

Theo bác sỹ Chính, để cứu nạn nhân đuối nước thì người cứu bắt buộc phải biết bơi – đó là năng lực cơ bản, kèm theo những kỹ năng khác – phải đảm bảo an toàn cho bản thân mới hy vọng cứu được người khác. Ví dụ: ở vùng nước sâu, xoáy, chảy mạnh thì dù biết bơi mà chỉ có 1 mình cũng không nên nhảy xuống cứu mà nên kêu cứu để có sự trợ giúp của nhiều người, hoặc dùng dây quẳng xuống cho nạn nhân nắm lấy rồi kéo vào hay dùng gậy – móc kéo vào áo, quần nạn nhân lôi vào nơi an toàn hơn. Cả khi nhảy xuống cứu cũng nên tiếp cận với nạn nhân từ đằng sau, túm áo, tóc để đưa họ vào bờ, không để nạn nhân hoảng loạn bám và kéo dìm người cứu xuống, khiến cả hai nguy hiểm…

đuối nước

Sau khi đưa nạn nhân đuối nước lên bờ, ngay lập tức cần kiểm tra việc thở của nạn nhân. Nếu còn thở, đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, quan sát nhịp thở và gọi cấp cứu; Nếu nạn nhân không đáp ứng hoặc không thở, cần thực hiện hà hơi thổi ngạt khẩn trương. Sau 5 lần thổi ngạt thì tiến hành hồi sinh tim phổi: 30 lần ép ngực - 2 lần thổi ngạt. Tiến hành hồi sinh tim phổi cho tới khi có được sự trợ giúp hoặc nạn nhân đã có đáp ứng. Khi nạn nhân bắt đầu thở trở lại tại bất cứ thời điểm nào, tiến hành khắc phục tình trạng hạ thân nhiệt bằng cách bao phủ lên người nạn nhân áo, chăn ấm và bất kỳ thứ gì có thể. Nếu nạn nhân hồi phục hoàn toàn, thay quần áo ướt và tiếp tục kiểm tra hô hấp, mạch và mức độ ý thức cho tới khi có sự trợ giúp tới để vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Xung quanh vụ đuối nước thương tâm tại Sở Hạ - Thanh Trì khiến 5 người tử vong, một số phóng viên đã đặt câu hỏi: liệu các nạn nhân có thể bị ngạt khí độc gây tử vong trước khi bị đuối nước hay không? Về vấn đề này, Ths. BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai cho biết; chưa thể khẳng định chắc chắn điều này, để khẳng định phải có sự điều tra, đánh giá. Tuy nhiên, với hiện trường xảy ra sự việc là một khe giữa mặt nước và trần bê tông, không khí không thoáng và có thể là nơi tích lũy khí sunphua hydro từ bùn nước bốc lên. Ngoài các khả năng khác thì có một khả năng là những người đi vào khu vực đó hít phải khí sunphua hydro, nhanh chóng bị ngộ độc dẫn tới bất tỉnh và dẫn tới đuối nước.

Khí sunphua hydro được tạo ra trong môi trường tự nhiên do vi khuẩn chuyển hóa các chất hữu cơ, thậm chí từ đất. Khí này tích lũy ở các khoang, khe, hốc, hang,…và các không gian kín như hầm ga, hố rác, cống, giếng để hoang,…Khí này xâm nhập rất nhanh vào cơ thể qua đường hô hấp, đặc biệt ở nồng độ cao nguy hiểm thì gây liệt dây thần kinh khứu giác nhanh chóng và nạn nhân không kịp phát hiện ra mùi thối thường thấy thì đã bị ức chế trung tâm hô hấp ở não gây ngừng thở, các tế bào bị ngừng hoạt động.

Biểu hiện với hiện tương được mô tả kinh điển là “bị hạ nốc ao” hay “hiệu ứng bị đập búa ở lò mổ”, tức là nạn nhân suy sụp và quỵ xuống nhanh chóng, hôn mê, ngừng thở, có thể có co giật, tụt huyết áp,…và nhanh chóng tử vong ngay tại hiện trường. Điểm đặc trưng của loại ngộ độc này còn là dấu vết để lại trên nạn nhân, nếu nạn nhân đeo các vật kim loại bằng đồng, bạc, sắt thép (như thắt lưng, trang sức, cúc quần áo,…) thì các vật kim loại này sẽ bị xỉn màu.

Ở nước ta, đã từng xảy ra nhiều tai nạn thương tâm, thường 3-4-5 người tử vong nhanh chóng tại chỗ khi chui xuống giếng nạo vét, chui xuống hầm cá ở tàu biển, chui xuống hầm chứa bột giấy ở các nhà máy hay kiểm tra hố rác,…cứ người chứng kiến thấy người chui vào trước bị nạn, bất tỉnh thì vào cứu và cũng ngay lập tức bị nạn theo. Chỉ một số ít được cấp cứu tại chỗ kịp thời và đưa tới cơ sở y tế, trung tâm chống độc và sống.

Bác sỹ Nguyên lưu ý, khí trong tự nhiên có nhiều loại, nhưng sunphua hydro là khí nguy hiểm và hay gây chết người nhất. Để phòng tránh ngộ độc thì người dân cần tránh vào các khu vực có nguy cơ tích tụ khí độc như nêu trên. Nếu phải đi vào các khu vực kín đó thì phải mở thông thoáng, làm sạch khí khu vực đó rồi mới vào.

Theo TS. BS Lương Quốc Chính, Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai, trước hết chúng ta cần hiểu đúng về bản chất của đuối nước: là tình trạng nạn nhân bị suy hô hấp do phổi bị ngạt nước, mũi và miệng của họ chìm trong nước hoặc bất cứ chất lỏng nào khác – nhiều khi bùn, đất, dị vật tràn cả vào đường thở.

Bác sỹ Chính nhấn mạnh: “Nhiều người lầm tưởng: khi đuối nước nạn nhân sẽ vùng vẫy, kêu cứu ầm ĩ. Nhưng trên thực tế, nạn nhân lại thường nhanh chóng bị suy hô hấp một cách rất “nhẹ nhàng, êm dịu” do mọi người xung quanh không để ý, thậm chí ngay cả khi có bạn bè và gia đình đang ở gần”.

Theo bác sỹ Chính, để cứu nạn nhân đuối nước thì người cứu bắt buộc phải biết bơi – đó là năng lực cơ bản, kèm theo những kỹ năng khác – phải đảm bảo an toàn cho bản thân mới hy vọng cứu được người khác. Ví dụ: ở vùng nước sâu, xoáy, chảy mạnh thì dù biết bơi mà chỉ có 1 mình cũng không nên nhảy xuống cứu mà nên kêu cứu để có sự trợ giúp của nhiều người, hoặc dùng dây quẳng xuống cho nạn nhân nắm lấy rồi kéo vào hay dùng gậy – móc kéo vào áo, quần nạn nhân lôi vào nơi an toàn hơn.

Cả khi nhảy xuống cứu cũng nên tiếp cận với nạn nhân từ đằng sau, túm áo, tóc để đưa họ vào bờ, không để nạn nhân hoảng loạn bám và kéo dìm người cứu xuống, khiến cả hai nguy hiểm… Sau khi đưa nạn nhân đuối nước lên bờ, ngay lập tức cần kiểm tra việc thở của nạn nhân. Nếu còn thở, đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, quan sát nhịp thở và gọi cấp cứu; Nếu nạn nhân không đáp ứng hoặc không thở, cần thực hiện hà hơi thổi ngạt khẩn trương. Sau 5 lần thổi ngạt thì tiến hành hồi sinh tim phổi: 30 lần ép ngực - 2 lần thổi ngạt. Tiến hành hồi sinh tim phổi cho tới khi có được sự trợ giúp hoặc nạn nhân đã có đáp ứng. Khi nạn nhân bắt đầu thở trở lại tại bất cứ thời điểm nào, tiến hành khắc phục tình trạng hạ thân nhiệt bằng cách bao phủ lên người nạn nhân áo, chăn ấm và bất kỳ thứ gì có thể. Nếu nạn nhân hồi phục hoàn toàn, thay quần áo ướt và tiếp tục kiểm tra hô hấp, mạch và mức độ ý thức cho tới khi có sự trợ giúp tới để vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Xung quanh vụ đuối nước thương tâm tại Sở Hạ - Thanh Trì khiến 5 người tử vong, một số phóng viên đã đặt câu hỏi: liệu các nạn nhân có thể bị ngạt khí độc gây tử vong trước khi bị đuối nước hay không?

Về vấn đề này, Ths. BS Nguyễn Trung Nguyên – Phụ trách Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai cho biết; chưa thể khẳng định chắc chắn điều này, để khẳng định phải có sự điều tra, đánh giá. Tuy nhiên, với hiện trường xảy ra sự việc là một khe giữa mặt nước và trần bê tông, không khí không thoáng và có thể là nơi tích lũy khí sunphua hydro từ bùn nước bốc lên. Ngoài các khả năng khác thì có một khả năng là những người đi vào khu vực đó hít phải khí sunphua hydro, nhanh chóng bị ngộ độc dẫn tới bất tỉnh và dẫn tới đuối nước.

Khí sunphua hydro được tạo ra trong môi trường tự nhiên do vi khuẩn chuyển hóa các chất hữu cơ, thậm chí từ đất. Khí này tích lũy ở các khoang, khe, hốc, hang,…và các không gian kín như hầm ga, hố rác, cống, giếng để hoang,…Khí này xâm nhập rất nhanh vào cơ thể qua đường hô hấp, đặc biệt ở nồng độ cao nguy hiểm thì gây liệt dây thần kinh khứu giác nhanh chóng và nạn nhân không kịp phát hiện ra mùi thối thường thấy thì đã bị ức chế trung tâm hô hấp ở não gây ngừng thở, các tế bào bị ngừng hoạt động.

Biểu hiện với hiện tương được mô tả kinh điển là “bị hạ nốc ao” hay “hiệu ứng bị đập búa ở lò mổ”, tức là nạn nhân suy sụp và quỵ xuống nhanh chóng, hôn mê, ngừng thở, có thể có co giật, tụt huyết áp,…và nhanh chóng tử vong ngay tại hiện trường. Điểm đặc trưng của loại ngộ độc này còn là dấu vết để lại trên nạn nhân, nếu nạn nhân đeo các vật kim loại bằng đồng, bạc, sắt thép (như thắt lưng, trang sức, cúc quần áo,…) thì các vật kim loại này sẽ bị xỉn màu.

Ở nước ta, đã từng xảy ra nhiều tai nạn thương tâm, thường 3-4-5 người tử vong nhanh chóng tại chỗ khi chui xuống giếng nạo vét, chui xuống hầm cá ở tàu biển, chui xuống hầm chứa bột giấy ở các nhà máy hay kiểm tra hố rác,…cứ người chứng kiến thấy người chui vào trước bị nạn, bất tỉnh thì vào cứu và cũng ngay lập tức bị nạn theo. Chỉ một số ít được cấp cứu tại chỗ kịp thời và đưa tới cơ sở y tế, trung tâm chống độc và sống.

Bác sỹ Nguyên lưu ý, khí trong tự nhiên có nhiều loại, nhưng sunphua hydro là khí nguy hiểm và hay gây chết người nhất. Để phòng tránh ngộ độc thì người dân cần tránh vào các khu vực có nguy cơ tích tụ khí độc như nêu trên. Nếu phải đi vào các khu vực kín đó thì phải mở thông thoáng, làm sạch khí khu vực đó rồi mới vào. 

Bệnh viện Bạch Mai

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

3 động tác yoga giúp giảm đau lưng hiệu quả