Bệnh thủy đậu: Ăn gì và không nên ăn gì?
Tin liên quan
Không nên ăn gì khi bị thủy đậu
- Những thực phẩm này sẽ gây ngứa nhiều ở những vùng da có mụn, gây nhờn dẫn đến các vùng da bị bệnh luôn trong tình trạng mất vệ sinh và để lại sẹo lớn: thịt gà, sữa, phô mai, trứng, kem, bơ, pa tê, bánh ngọt…
- Những thực phẩm gây nguy cơ sưng tấy và mưng mủ trên các vùng da bị mụn: xôi, bánh chưng, những thực phẩm làm từ nếp, đậu xanh…
- Những thực phẩm gây khó tiêu cho cơ thể, đau rát vùng miệng là các loại đồ ăn chế biến có chứa nhiều dầu mỡ như chiên, xào…
- Không nên ăn rau muống và các loại rau có chứa mủ khi bị bệnh vì sẽ để lại vết thâm, sẹo lồi
- Những thực phẩm có chứa nhiều protein, đạm làm cho tiêu hóa khó khăn hơn, làm cho cơ thể bị nóng và có nguy cơ để lại sẹo như thịt bò, thịt heo…
- Những thực phẩm tanh như: tôm, cua… cũng không tốt cho người mắc bệnh thủy đậu và để lại di chứng là những vết sẹo lồi hoặc lõm trên các vùng da
- Bệnh thủy đậu luôn khiến cơ thể mất nước do đó nếu như người bệnh ăn nhiều muối hoặc những thực phẩm được sử dụng quá nhiều muối sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, gây ngứa nhiều hơn và đặc biệt cũng là nguyên nhân gây ra sẹo. Điều mà bất kỳ ai mắc bệnh thủy đậu cũng lo ngại. Một số thực phẩm chứa nhiều muối như: cá khô, tôm khô, mực khô, mắm ruốc, chà bông…
- Những đồ ăn được nấu quá khô, ít nước sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn uống của người bệnh. Vì hệ tiêu hóa lúc này hoạt động kém do hệ miễn dịch bị tấn công, răng miệng bị nổi mụn nước do đó nếu muốn nhanh chóng hết bệnh thì tránh ăn những đồ ăn khô: bánh mì, lương khô…
- Các loại trái cây, nước ép vô cùng tốt cho người mắc bệnh nhưng lưu ý không sử dụng quá nhiều cam, chanh vì khi sử dụng quá nhiều hai loại trái cây này sẽ cung cấp thêm lượng axit vào trong cơ thể gây ra tình trạng ngứa ở các nốt mụn, gây cảm giác khó chịu.
- Những thực phẩm có vị nóng, cay như: tiêu, ớt…thì không nên sử dụng vì sẽ làm cho cơ thể nóng lên, tăng mức độ viêm nhiễm ở các nốt mụn, gây ngứa ngáy và khó chịu
- Những thức uống như cafe, sô cô la…sẽ làm cho cơ thể nóng từ bên trong, tăng viêm nhiễm, sưng đỏ ở các nốt mụn. Điều này làm cho các tuyến mồ hôi ở cơ thể hoạt động mạnh hơn, gây ra cảm giác ngứa ngáy và gây mất vệ sinh cho người bệnh.
Nên ăn gì khi bị thủy đậu
- Người mắc bệnh thủy đậu luôn lâm vào tình trạng thiếu nước do đó việc đầu tiên là phải bổ sung thật nhiều nước bao gồm nước lọc lẫn nước ép từ các loại rau, củ, quả đặc biệt là nước ép trái cây tươi. Thành phần của nước ép ngoài cung cấp nước ra thì nó còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhằm tăng cường khả năng miễn dịch. Một số loại trái cây tốt cho sức khỏe như: cà rốt, kiwi, dưa hấu, chuối, đào… sẽ giúp cho các tổn thương trên da của người bệnh mau chóng lành, hạn chế sẹo lõm.
- Trong thực đơn ăn uống của người bệnh cũng nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây như: dưa leo, bông cải, rau bina, cà chua… Các loại rau này chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: kẽm, magie, canxi…Hình thức nấu chủ yếu là nấu canh, luộc, trộn salat… Những thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, làm mát cơ thể. Đồng thời nên bổ sung thêm bằng cách uống nước cam, chanh để tăng sức đề kháng
- Cung cấp bổ sung thịt cho cơ thể để tránh tình trạng thiếu chất.
- Hạn chế nấu những thực phẩm sử dụng nhiều gia vị, hình thức nấu chủ yếu là: cháo, canh, súp… để người bệnh dễ tiêu hóa, hạn chế được tình trạng kích ứng. Đối với những người bệnh bị mụn nước ở miệng thì sẽ hạn chế được lỡ loét và không làm trầm trọng thêm.
Chế độ ăn uống đúng cách và khoa học sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hạn chế được các loại bệnh. Đo đó mỗi người trong chúng ta hãy luôn ghi nhớ để bệnh thủy đậu không còn là nổi lo mỗi khi nhiễm bệnh.
Hiền Nguyễn
(Theo Congluan.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất