Bác sĩ gác chân lên ghế: 'Lời chào cao hơn mâm cỗ' - bác sĩ có biết điều đó?

2017-09-12 18:55
- Hành động gác chân của bác sĩ khi nói chuyện với người bệnh có thể là một việc bình thường nhưng khiến bệnh nhân cảm thấy không được tôn trọng.

Câu chuyện nữ bác sĩ ở bệnh viện Mắt Trung Ương gác chân lên ghế được báo chí phản ánh đã khiến nhiều người dân không khỏi bức xúc về cách nói chuyện với bệnh nhân. Chúng tôi đã nhận được ý kiến của một độc giả bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Emdep.vn xin trích đăng ý kiến và đây là quan điểm riêng của độc giả.

Chưa bàn về vấn đề đúng sai trong câu chuyện này là do bác sĩ hay do người nhà yêu cầu quá cao. Nhưng chỉ một hành động thôi "gác chân" khi nói chuyện với người khác khiến cho ai xem clip cũng cảm thấy không chấp nhận được. Có thể người bác sĩ coi đó là việc bình thường nhưng với tư cách là một người bệnh đi khám cảm thấy bác sĩ đang có thái độ coi thường.

bác sĩ gác chân

Ông cha ta đã nói "lời chào cao hơn mâm cỗ", ấy là muốn nhấn mạnh đến sự trân trọng, vui vẻ khi chào đón mọi người. Với bác sĩ, người bệnh chính là một đối tượng phục vụ. Vì vậy, cần phải có thái độ niềm nở, ân cần như khi đi mua sắm hay bước chân vào một cửa hàng.

Ngoài việc phục vụ người bệnh, trong trách nhiệm của bác sĩ còn có cả tình thương và cái tâm. Câu nói "lương y như từ mẫu" đã thấm vào suy nghĩ của nhiều người dân cũng như những người làm trong ngành y. Vậy có từ mẫu nào lại nói chuyện với cái chân gác trên ghế mà không có sự nghiêm túc như vậy

Trong xã hội ngày nay, nghề nào cũng cần sự chuyên nghiệp. Vậy sự chuyên nghiệp của bác sĩ là gì? ngoài yếu tố chuyên môn không phải bàn cãi còn là thái độ, cách ăn nói, kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp không chỉ là lời nói mà hành động, tác phong khi tiếp xúc với người khác như thế nào. Và chẳng có bệnh nhân nào cảm thấy thoải mái và hài lòng khi bác sĩ tỏ thái độ hách dịch, coi thường như vậy. Một điều chắc chắn rằng, không ai muốn đến bệnh viện, chỉ khi có bệnh mới đi khám. Nhưng bác sĩ lại có thái độ gác chân như vậy chắc chắn bệnh nhân cảm thấy chạnh lòng.

Tôn trọng từ cách nói chuyện

Ở nhiều bệnh viện hiện nay đều có câu nói "Đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo" như một lời nhắc nhở đối với y tá, bác sĩ khi thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nhưng với trường hợp của bác sĩ ở Bệnh viện Mắt Trung ương nói trên, ngay ở khâu đầu đã không đáp ứng được.

Có một số ý kiến cho rằng, có thể nữ bác sĩ mỏi chân và co chân lên. Nhưng thử hỏi nếu bác sĩ ở vai trò là người bệnh mà gặp tình huống như vậy sẽ suy nghĩ gì. Dù sao đi chăng nữa, bác sĩ cần thay đổi cách nói chuyện bằng cách ngồi nghiêm túc hoặc không gác chân lên ghế.

Bệnh nhân không thể đòi hỏi bác sĩ lúc nào cũng niềm nở, ân cần bởi áp lực công việc ngành y, chưa kể mỗi ngày có hàng trăm thậm chí hàng ngàn lượt bệnh nhân. Nhưng dù chỉ một hành động đặt chân xuống khỏi ghế thôi cũng khiến cho người bệnh cảm thấy được tôn trọng.

Thiết nghĩ, cá nhân bác sĩ cần phải rút kinh nghiệm trước hành động trên. Có thể bác sĩ không suy nghĩ rằng đang thể hiện hách dịch nhưng hình ảnh clip sẽ khiến nhiều người suy diễn như vậy. Bệnh nhân thông cảm cho sự áp lực và trách nhiệm nặng nề mà các bác sĩ phải trải qua mỗi ngày nhưng hãy xem bệnh nhân ở trung tâm của sự phục vụ để tận tình, chu đáo bằng một tinh thần trách nhiệm cao nhất nhưng hơn hết đó là tình người và sự tôn trọng lẫn nhau.

BV

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 người đẹp Việt thừa nhận 'chỉnh sửa' một vài điểm trên mặt