Bao cao su có nhiều công dụng hơn bạn vẫn nghĩ và 10 mẹo vặt sẽ cứu sống bạn một ngày nào đó
Tin liên quan
Dưới đây là 10 mẹo vặt đơn giản nhưng có thể sẽ cứu sống bạn nào một ngày xấu trời nào đấy!
1. Thẻ ATM đa năng loại bỏ dằm, gai
Ngay cả ở một nơi hoang sơ không có máy ATM thì chiếc thẻ này vẫn mang một công dụng hoàn hảo khác: giúp bạn lấy dằm, gai đâm ra khỏi tay mà không đau.
Khi không may bị dằm, gai đâm vào tay bạn không nên cố gắng dùng tay lấy dằm ra. Vì nếu dằm nhỏ bạn có thể khiến dằm đâm sâu vào tay hơn. Hãy dùng một chiếc thẻ ATM cào theo chiều ngược lại hướng đâm của dằm/gai và loại bỏ dằm, gai một cách dễ dàng.
2. Đèn dầu cá ngừ đóng hộp
Một lon cá ngừ đóng hộp không chỉ là nguồn thực phẩm ngon lành trong những chuyến thám hiểm của bạn, mà lượng dầu bên trong nó còn đủ để bạn đốt ngọn nến trong 2 đến 3 tiếng đồng hồ. Chỉ cần tạo một lỗ nhỏ trên đỉnh hộp, sau đó chèn một sợi tim đèn đến khi dầu thấm đến phần ngọn của tim thì châm một ngọn lửa. Đừng lo lắng, ngọn lửa nhỏ này sẽ không làm ảnh hưởng đến cá ngừ còn ở bên trong hộp đâu!
3. Đốt nến với thỏi son dưỡng
Một thỏi son dưỡng hay một cây nến? Bạn hoàn toàn có thể có cả 2 chỉ với 1 thỏi son dưỡng. Trong một số tình huống khẩn cấp, một ngọn nến nhỏ không chỉ đủ để thắp sáng một căn phòng mà còn có thể sưởi ấm nữa, và son dưỡng môi là một vật mà chắc chắn bất kỳ cô gái nào cũng có sẵn trong túi xách của mình rồi. Bạn có thể buộc một miếng vải nhỏ lên đầu lớp son dưỡng để làm nhiên liệu giữ lửa. Nhớ là phải cuộn toàn bộ thanh son lên để tránh lửa bắt vào phần vỏ nhựa của son gây cháy lớn nhé. Một thỏi son dưỡng môi cũng có thể giữ lửa cháy trong suốt 2 tiếng đồng hồ đấy!
4. Cấp cứu vết thương hở bằng keo dán sắt
Keo dán sắt là một vật vô cùng "lợi hại" trong các tình huống khẩn cấp. Nếu bạn chẳng may bị một vết thương cắt sâu vào da và chảy nhiều máu, tất cả những gì bạn cần làm là bôi một ít keo dán sắt lên miệng vết thương như một biện pháp sơ cứu. Các hợp chất trong keo dán sắt có khả năng cầm máu, chất keo giúp làm liền vết thương hở và ngăn chặn nhiễm trùng.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lạm dụng keo dán sắt. Tác dụng phụ là keo dán sắt sẽ tạo nên cảm giác nóng rát và ngứa khi nó dính vào vết thương, và phải thật cẩn thận để chỉ bôi keo lên bề mặt da, không được để nó chảy vào sâu dưới da thì cũng không ổn tẹo nào đâu!
5. Khẩu trang chống khí độc với áo ngực
Khi bị mắc kẹt trong một đám cháy, bạn sẽ có nguy cơ khó thở bởi khói bụi và khí độc phát ra từ ngọn lửa, ngay lúc cấp bách chỉ cần cởi áo ngực và dùng nó để làm thành một chiếc khẩu trang thì áo ngực sẽ là một vị cứu tinh với khả năng chống khí độc vô cùng "thần kì".
6. Sát trùng vết thương với dấm
Giấm trắng có tính chất làm se vết thương, giúp đông máu và làm co, đóng các động mạch ở vị trí bị thương. Tất cả những gì bạn cần làm là nhúng một miếng bông vào dấm trắng và đắp trực tiếp lên vết thương.
7. Công dụng khác của bao cao su
Bao cao su là một "phát minh lớn" của nhân loại, ngoài công dụng mà ai cũng biết là gì đấy thì bao cao su với độ mềm dẻo, siêu dai và siêu bền còn có khả năng chống nước. Bạn có thể bọc các vật dụng cần chống nước vào trong chiếc bao cao su và buộc chặt miệng bao lại. Với khả năng co giãn tuyệt vời, chúng ta thậm chí có thể cho cả bàn chân vào chiếc bao cao su, dùng để làm đôi vớ chống nước, nếu chân bạn đang có vết thương hở cần tránh nước.
8. Dây giày không chỉ để cột giày
Những sợi dây giày thật sự có nhiều công năng hơn là chỉ để buộc giày. Bạn hoàn toàn có thể căng dây cột cố định ở hai bên để tạo thành một đoạn thẳng để phơi khô áo quần, hay buộc chặt miệng túi. Dây giày cũng là một vật liệu bắt và giữ lửa khá tốt nữa. Không phải ngẫu nhiên mà những phượt thủ chuyên nghiệp luôn chọn mang giày buộc dây đâu.
9. Lọc nước với vớ (tất chân)
Những chiếc vớ không chỉ mang lại sự ấm áp cho đôi chân hay làm một miếng đệm êm ái cho từng bước đi của chúng ta. Trong một số tình huống khắc nghiệt, như không có đủ nước sạch để uống, thì chúng ta có thể dùng một chiếc vớ sạch để lọc sơ qua nước uống. Có thể nước không tinh khiết, nhưng ít nhất ta có thể loại bỏ được các tạp chất như đất cát và những sinh vật sống siêu nhỏ lẫn trong nước trước khi uống. Ngoài ra, các sợi vải của vớ cũng là một nguyên liệu giúp nhóm lửa rất hiệu quả.
10. Tạo lửa với mắt kính
Sử dụng một thấu kính để mồi lửa là một phương pháp dễ dàng và vô cùng quen thuộc với tất cả chúng ta rồi, đúng không nè! Đầu tiên, bạn cần gom một đống bùi nhùi để bắt lửa bằng các vật liệu khô như rơm, lá khô, cành khô… và đặt chúng trên mặt đất. Sau đó lấy chiếc kính của bạn, chấm một chút nước trên kính sẽ khiến bạn thu được tia sáng tập trung hơn và có cường độ cao hơn. Nghiêng thấu kính về phía mặt trời sao cho ánh sáng soi thành một quầng sáng trên đống bùi nhùi. Có thể trước khi thu được quầng sáng trên đống bùi nhùi, bạn sẽ phải quay theo nhiều hướng khác nhau để tìm được vị trí phù hợp đấy. Việc này có vẻ hơi mất thời gian nhưng thành quả đạt được lại rất đáng mong đợi. Việc tiếp theo ta cần làm chính là giữ nguyên tư thế để thâu được quầng sáng tốt nhất, cho đến khi đống bùi nhùi bốc khói và cháy thành ngọn lửa.
Cuộc sống vốn dĩ thích đưa chúng ta vào những tình huống khó khăn bất ngờ mà không phải ai cũng có thể nhanh chóng tìm ra được cách giải quyết. Và khi phải đối mặt với những tình huống bất ngờ sẽ khiến bản thân ta cảm thấy bối rối... Hi vọng những mẹo vặt đơn giản, dễ nhớ trên đây sẽ là một thông tin hữu ích mà bạn sẽ cần dùng đến một ngày nào đó.
(Theo Quỳnh Sa/ yan.thethaovanhoa.vn)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất