Tại sao lại có 'lỗ' ở dưới đáy muỗng sữa bột? Sau khi biết lý do, ai cũng bất ngờ
Nếu các bậc phụ huynh tìm hiểu kỹ sẽ thấy hầu như các loại thìa sữa bột đều sẽ có một “lỗ hổng” như vậy, nhưng thực chất đây là một “lỗi” do nhà thiết kế cố tình để lại.
Điều này là do hầu hết sữa bột của trẻ em có kết cấu tương đối mịn, nếu lấy nhanh ra bằng thìa thông thường, mặc dù trên bề mặt có nhiều bột sữa nhưng rất dễ để lại các lỗ ở giữa cái thìa, được tạo ra bởi sự trộn lẫn của không khí.
Ngoài ra, do có áp lực nên những thứ dạng bột sẽ ít bị đổ ra ngoài khi chạm đến đáy, cần gõ hai lần vào miệng bình để sữa bột rơi xuống trơn tru và các lỗ nhỏ dưới đáy bình có thể giải quyết hoàn hảo hai vấn đề lớn.
Thông qua lỗ nhỏ này, một mặt có thể thoát khí thừa trong thìa ra ngoài, mặt khác cũng có thể ngăn sữa bột “sót lại” trên thìa, để trẻ có thể uống sữa bột đạt đúng tỷ lệ pha.
Một số lưu ý khi pha sữa
Pha sữa vào nước
Nhiều người có thói quen lấy sữa rồi mới đổ nước. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi làm theo thứ tự nào sẽ tốt hơn. Với cùng một lượng sữa và nước như nhau. Nếu bạn đổ nước vào sữa thì sữa sẽ đặc hơn. Do vậy bạn nên lấy đủ lượng nước theo chỉ dẫn rồi mới cho sữa vào.
Nhiệt độ pha sữa
Nhiệt độ thích hợp để pha sữa thường là 40 độ C. Đặc biệt với trẻ thì mẹ nên cần chú ý và cẩn thận hơn vì nếu sữa nóng sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Vì với người lớn thì có thể tự kiểm soát được độ nóng của sữa, nhưng với các em nhỏ thì còn phải lệ thuộc vào ba mẹ.
Không nên lắc bình sữa
Sau khi pha xong thường ba mẹ sẽ lắc để hòa trộn sữa với nước đúng không nào. Tuy nhiên bạn chỉ nên đặt bình sữa vào lòng bàn tay và xoa nhẹ. Để hạn chế tối đa bọt khí có thể làm bé bị sặc hoặc trào sữa trong khi bú.
Ngọc Anh (tổng hợp)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất