Cây bầu đất là cây gì? Cây bầu đất có mấy loại?

Minh LT 2023-07-25 13:44
- Cây bầu đất không chỉ được sử dụng như một một loại rau xanh cho bữa ăn gia đình mà còn được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Vậy cây bầu đất là cây gì, cây bầu đất có mấy loại, cây bầu đất có tác dụng gì? Xem ngay bài viết dưới đây của Emdep.vn để có lời giải đáp chính xác nhất, bạn nhé!

Cây bầu đất sở hữu nhiều công dụng trong đời sống, không chỉ được sử dụng như một món rau xanh cho bữa ăn gia đình mà còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây bầu đất là gì, cây bầu đất có mấy loại và cây bầu đất có tác dụng gì.

Cây bầu đất là cây gì?

Cây bầu đất (hay còn gọi là rau lúi, dây chua lè, kim thất, thiên hắc địa hồng) là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây bầu đất thuộc loại thân thảo, mọng nước và phân thành nhiều cành. Chiều cao của cây có thể lên tới 1m. Cây mọc bò và hơi leo trên mặt đất. Lá của cây bầu đất dày, mọc so le. Mặt trên của lá có màu hơi tía, trong khi mặt dưới có màu xanh lợt. Cây bầu đất thường ra hoa và kết quả vào mùa xuân-hè.

Cây bầu đất là cây gì

Cây bầu đất 

Cây bầu đất phân bố tại nhiều nước Châu Á như Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Philippin. Tại Việt Nam, cây thường mọc hoang hoặc được trồng để sử dụng làm rau ăn hoặc dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh lý.

Cây bầu đất có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vào mùa hạ, toàn bộ các bộ phận của cây bầu đất được người ta thu hái, có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô để sử dụng trong chế biến thực phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Cây bầu đất có mấy loại?

Cây rau bầu đất có hai loại chính là cây bầu đất lá xanh và cây bầu đất tím. 

Cây bầu đất lá xanh

  • Loại cây thuộc họ cúc và là cây thân thảo.
  • Cây có chiều dài tới 1m và thường mọc dưới dạng leo.
  • Lá của cây màu xanh và thơm, có vị ngọt và hơi cay.
  • Rau bầu đất lá xanh được sử dụng để thanh nhiệt, tiêu viêm và kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Ngoài ra, loại cây này còn có khả năng chống viêm nhiễm hiệu quả.

Cây bầu đất có mấy loại - loại lá xanh

Cây bầu đất lá xanh

Cây bầu đất tím:

  • Cũng là loại cây thuộc họ cúc nhưng có thân nhẵn.
  • Thường mọc thành các bụi và phân nhánh nhiều.
  • Phần thân của cây nổi bật với màu tím và lá dài gân guốc.
  • Rau bầu đất lá tím dễ trồng và chăm sóc, có thể sinh trưởng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Loại cây này cũng được chế biến thành nhiều món ăn và được nhiều người yêu thích.

Cây bầu đất có mấy loại - tím

Cây bầu đất tím

Cả hai loại cây bầu đất đều có giá trị dinh dưỡng và được sử dụng trong chế biến món ăn và làm thuốc chữa bệnh.

Cây bầu đất có tác dụng gì?

Dưới đây là một số tác dụng cây bầu đất và cách sử dụng bầu đất giúp bạn tận dụng tối đa các tác dụng mà nó mang đến:

  • Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường: Rau bầu đất giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm mức đường huyết. Nhai khoảng 2 - 3 lá rau bầu đất đều đặn mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng tiểu đường.
  • Chữa táo bón: Rau bầu đất có tác dụng điều trị táo bón hiệu quả. Lấy một nắm lá rau bầu đất, rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt hòa cùng 100ml nước sôi, uống 2 lần trong ngày để giúp hỗ trợ điều trị táo bón.
  • Làm lành vết thương: Rau bầu đất có khả năng làm lành vết thương, giúp cầm máu và giảm đau nhức. Vò nát một nắm rau bầu đất và đắp vào vùng bị thương. Thay lá mới mỗi 3 - 5 giờ để đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Hỗ trợ điều trị viêm bàng quang: Kết hợp rau bầu đất với ý dĩ sao và tam thất để đun nước uống hàng ngày có thể hỗ trợ điều trị viêm bàng quang hiệu quả.
  • Chữa chứng còi xương, ra mồ hôi trộm ở trẻ em: Nấu canh cua với lá và ngọn non của rau bầu đất, cho trẻ ăn hàng ngày vào buổi trưa.
  • Chữa đái dầm ở trẻ em: Nấu canh rau bầu đất cho trẻ ăn hàng ngày vào buổi trưa.
  • Chữa mất ngủ: Ăn sống hoặc xào hoặc nấu canh rau bầu đất thường xuyên có tác dụng an thần, giúp điều hòa máu huyết và giúp ngủ tốt.
  • Chữa viêm phế quản mạn: Nấu canh rau bầu đất với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi và ăn cùng cơm trong nhiều ngày.
  • Chữa viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm: Nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước sau đó nuốt dần.
  • Chữa tiểu rắt, tiểu buốt: Sắc rau bầu đất và uống thành 2 lần trong ngày. Uống trong 10-15 ngày.
  • Chữa táo bón, kiết lỵ: Giã nát một nắm rau bầu đất, pha với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần và uống vào buổi sáng và chiều, trong 5-6 ngày.
  • Trị khí hư, bạch đới: Rau bầu đất 20g, cỏ xước 15g, rễ củ gai sao vàng 15g, cam thảo đất 16g, kim ngân hoa 12g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Cây bầu đất có tác dụng gì

Cây bầu đất hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, táo bón, làm lành vết thương,...

Ai nên và không nên sử dụng rau bầu đất?

Rau bầu đất là một loại cây dược liệu tự nhiên có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, rau bầu đất không phải là loại rau phù hợp với tất cả mọi người. Dưới đây là các trường hợp nên và không nên sử dụng rau bầu đất đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Các trường hợp được khuyến khích nên sử dụng rau bầu đất:

  • Người có triệu chứng viêm họng, viêm phế quản mạn
  • Người có vấn đề về tiêu hóa
  • Người gặp vấn đề về da
  • Người muốn hỗ trợ điều hòa chức năng cơ thể
  • Người bệnh tiểu đường
  • Người bị tiểu rắt, tiểu buốt
  • Người đang bị mất ngủ
  • Người bị táo bón
  • Người bị viêm bàng quang
  • Trẻ em bị còi xương, ra mồ hôi trộm, đái dầm.

Các trường hợp không nên sử dụng rau bầu đất:

  • Phụ nữ mang thai: Trong giai đoạn mang thai, nên hạn chế sử dụng rau bầu đất hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, vì có thể gây tác động không mong muốn cho thai nhi.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Rau bầu đất có thể tác động đến sữa mẹ và trẻ sơ sinh, nên hạn chế sử dụng trong thời gian đang cho con bú.
  • Người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với thành phần của rau bầu đất: Nếu bạn có dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn khi tiếp xúc với rau bầu đất, nên ngưng sử dụng và tìm kiếm sự tư vấn từ chuyên gia y tế.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Trẻ em nhỏ dưới 1 tuổi cần được theo dõi chặt chẽ khi sử dụng rau bầu đất và nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách trồng và chăm sóc cây bầu đất

Bầu đất không phải là loại cây khó trồng và chăm sóc. Nếu bạn cũng đang có ý định trồng bầu đất tại vườn nhà thì dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

  • Đất trồng: Rau bầu đất có thể sinh trưởng tốt trong nhiều loại đất, nhưng nên chọn đất có độ thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Tránh vùng đất ngập úng để không làm cây bị chết đứng.
  • Cách trồng: Trồng cây bầu đất thẳng hàng ngang và hàng dọc, với khoảng cách từ 15cm đến 20cm giữa các cây. Việc trồng thưa hơn có thể hỗ trợ cây dễ sinh trưởng, đặc biệt ở những nơi có lượng mưa ít.
  • Tưới nước: Cây rau bầu đất cần đủ nước để phát triển. Tưới nước mỗi ngày 2 lần, thường vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều muộn, giúp giữ độ ẩm cho cây và tránh tình trạng cây bị thiếu nước.
  • Dinh dưỡng: Bổ sung phân hữu cơ hoặc phân vô cơ để cây có đủ dinh dưỡng phát triển. Có thể sử dụng phân ure sau khoảng 2 tuần sau khi trồng để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.
  • Kiểm soát sâu bệnh: Kiểm tra cây thường xuyên để phát hiện sớm các loại sâu bệnh, rệp và nấm gây hại. Sử dụng các phương pháp tự nhiên hoặc hóa học để kiểm soát sâu bệnh và bảo vệ cây khỏi sự tấn công của chúng.

Cách trồng cây bầu đất

Trồng cây bầu đất tại khu vực đất có độ thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng

Trên đây là một số chia sẻ về cây bầu đất mà Emdep.vn đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ đến từ Emdep.vn các bạn đã hiểu rõ hơn về cây bầu đất là gì, cây bầu đất có mấy loại, tác dụng của cây bầu đất, từ đó có thể áp dụng vào đời sống hàng ngày giúp tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe mà rau bầu đất mang đến. 

Minh LT (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Anh đừng bất chợt một ngày lại nhớ tới em