Trong hôn nhân, chuyện tiền bạc, quản lý chi tiêu có thể gây ra mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng. Anh chồng trong câu chuyện dưới đây chê trách vợ không kiếm được nhiều tiền nhưng tiêu pha phung phí.
Vợ đi làm lương 11 triệu đồng/tháng nhưng sống như đại gia khiến chồng ngao ngán
Mới đây, trong một hội nhóm chuyên tâm sự chuyện hôn nhân, một người chồng tên T.L đã kể lại câu chuyện riêng. Được biết, T.K cảm thấy khó chịu khi vợ chỉ kiếm được 11 triệu đồng/tháng, vẫn đi ở thuê nhưng chi tiêu phung phí, sống như đại gia. Anh chồng cảm thấy hụt hơi vì một tháng kiếm được 35 triệu đồng đưa vợ cũng không đủ.
(Ảnh minh họa)
Trích tâm sự của người dùng này:
"Có những chuyện nói ra thì lại bảo so đo mà không nói thì cảm thấy buồn, trong lòng có gì đó cảm thấy…khó chịu, ức chế.
- Vợ ơi anh mua cái áo để thi thoảng đi tiệc, đi gặp khách hàng vip thì mặc cho nó tử tế nhé.
Mình mua để phục vụ công việc, vợ nghe xong hỏi luôn:
- Áo bao nhiêu?
- 1,5 triệu.
Kèm ảnh mình gửi thì vợ bảo:
- Sao đắt thế, còn đầy áo, áo em mua cho có cái nào không tử tế đâu? Toàn mua 300.000 - 400.000 đồng chứ có rẻ đâu.
- Thì cái áo này đẹp, chất liệu cũng bền, mấy cái kia mặc lâu rồi cũng giặt đi giặt lại nhiều màu nó cũng không còn mới nữa.
- Thôi thôi mua làm gì cho tốn tiền, anh toàn có những cái ý tưởng vớ vẩn đâu đâu?
(Ảnh minh họa)
…Rồi tất nhiên, mình không nói gì nữa. Nhưng câu chuyện nó không đơn giản như vậy. Vợ mình thì toàn đi mua nào là cái nồi cơm điện 6-7 triệu. Trong khi nồi cơm đang dùng một triệu nấu cơm vẫn ngon chán.
Mua vì nó đẹp, nó có nhiều chức năng (nhưng chả dùng các chức năng đó) rồi bảo là nấu cơm ngon, hàng thương hiệu. Có 2 cái bàn là rồi, một cái bàn là mà có bàn tuy đã hơi cũ nhưng cũng có một cái bàn là cầm tay, mới mua một bộ bàn là gì mà 2,5t triệu, thành ra nhà có 2 vợ chồng một đứa con 3 bộ bàn là.
Robot hút bụi nhà có 70m2 mua 2 con, một con 6 triệu, một con 10 triệu, máy lọc không khí, quạt toàn đồ đắt tiền…còn mua dư, mua thừa. Rồi mình đi du lịch thì nói chung khi nào công ty đoàn thể cho đi thì mình mới đi để tiết kiệm, vợ thì cứ hứng lên là đi, đi với bạn bè…mà mỗi lần đi toàn 10-15 triệu…
Vợ mình sống như kiểu một đại gia, sống một cuộc sống hưởng thụ, trong khi mình suốt ngày vất vả đi kiếm tiền. Một tháng mình làm 35 triệu cũng không đủ, vợ lương 11 triệu …tháng nào hết tháng đó, tiết kiệm…chẳng ăn thua. Nhà mình không giàu có gì, ở thuê, số tiền tiết kiệm có khi mấy năm mua được cái nhà trả góp thì nào là lý do mua cho con.
Mình chỉ sống một lần trong đời, trẻ không chơi già đổ đốn thì sao? Có thể một phần mình là học NEU ra, dân kinh tế nên lúc nào cân đối ăn tiêu hợp lý nhưng cũng không đến nỗi phung phí như vậy… Mình mua cái gì, ăn gì, uống gì cũng phải cân nhắc, còn vợ thích là ăn, uống, là mua…có những thứ mua thừa còn nguyên tem mác đến giờ chưa dùng tới…
Có những lúc mẹ mình đi viện không có tiền, lại đi vay, mình lại đi làm bù trả…Giờ nói sao cho vợ hiểu bây giờ, cứ để như vậy thì đến lúc có việc gì cần tiền lại chẳng có khoản tiết kiệm nào, lại đi vay rồi lại quần quật làm việc. Nhiều lúc thấy mệt nhưng vợ lại cứ đem mình ra so sánh với người khác bảo tuổi này người ta làm ông nọ bà kia, làm đại gia…”anh thì kêu than”…
(Ảnh chụp màn hình)
Dòng tâm sự của người chồng này thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng mạng. Nhiều người cho rằng người chồng này nên ngồi lại, góp ý với vợ. Việc quản lý chi tiêu trong hôn nhân rất quan trọng. Nếu biết quản lý chi tiêu, vợ chồng mới có thể đảm bảo ổn định tài chính, vun vén hạnh phúc gia đình.
Mẹo hay giúp vợ chồng tiết kiệm tiền
Thống kê chi tiêu hàng ngày
Cả hai nên có thống kê chi tiêu tài chính sử dụng hàng ngày. Bạn có thể tự ghi chép hoặc sử dụng ứng dụng tài chính để hỗ trợ.
Chi tiêu phải có tiết kiệm
Trong lúc bạn chi tiêu, hãy luôn nghĩ đến việc sao cho số tiền bỏ ra là xứng đáng nhất. Nếu phát hiện ra việc chi tiêu dư thừa, hãy tiết chế lại. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang chi tiêu lãng phí đó là thường xuyên có thức ăn thừa bỏ đi, tiền nước cao bằng tiền điện,…
Có mục tiêu tiết kiệm chung
Cặp vợ chồng nên đặt ra mục tiêu tiết kiệm chung. Ví dụ như mục tiêu tiết kiệm chung của 2 bạn là mua xe ô tô, mua nhà, ngân sách cho con đầu lòng,…
Cân bằng tài chính giữa hai vợ chồng
Khi đã có gia đình, bạn cần có trách nhiệm với người còn lại. Vì vậy, hãy tập làm quen và thích nghi dần với cuộc sống của người có gia đình. Cân bằng lại cả trong sinh hoạt lẫn tài chính để vợ chồng gần gũi và bảo toàn được hạnh phúc. Bởi sự chênh lệch về tài chính thường nảy sinh những thói quen không tốt.
Anh Chi
Lý do không nên ăn xúc xích