Chồng chê cơm vợ nấu dở và sang ăn nhà hàng xóm, người phụ nữ chỉ tốn đúng một cuộc gọi mà giải quyết được mọi mâu thuẫn
Tin liên quan
Thi thoảng vợ chồng sẽ gặp mâu thuẫn, cãi nhau vì vô vàn vấn đề mà chẳng thể ngồi xuống nói chuyện. Nguy hiểm hơn là sự bực dọc dần dần tích tụ, khiến cho một người sẽ làm hết chuyện này tới chuyện kia nhằm gây sức ép, áp lực. Hay nói cách khác là "giận cá chém thớt". Để giải quyết vấn đề, đôi lúc phải nhờ hỗ trợ từ người ngoài. Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của G. dưới đây, bạn sẽ hiểu thêm về triết lý này và rút ra cho mình bài học thực tế. Chồng chê cơm vợ nấu dở và sang ăn nhà hàng xóm mấy ngày trời
Lấy nhau rồi, G. và chồng mới nhận ra cả hai có nhiều bất đồng trong cuộc sống , sinh hoạt. Người phụ nữ quá chỉn chu, còn người đàn ông thì hời hợt, qua loa. Chẳng hạn như ngay việc dọn dẹp, G. thường xuyên phải làm từ a tới z. Cô chẳng thể nhờ chồng giúp đỡ vì anh hay dùng "bài ca quen thuộc" là "Không dọn cũng chẳng chết, khi nào quá bẩn hẵng dọn".
Ảnh minh họa.
Không chỉ vậy, vì hai vợ chồng đều đi làm, đều có kinh tế và tự chủ tài chính, họ đều nghĩ là bản thân có thể lấn át đối phương. Cứ hễ cãi nhau, G. và chồng sẽ lôi vấn đề tiền bạc ra nói kiểu "Tôi không phải dựa anh một đồng nào" hay "Tôi đã ngửa tay xin cô đồng nào chưa?" .
Hai vợ chồng dọn về một căn nhà mới, bắt đầu một cuộc sống mới, tưởng là sẽ đầy hứa hẹn, vậy mà vẫn tiếp diễn chuyện cãi vã. G. được một vài người bạn khuyên hãy xuống nước, đừng chấp nhặt. Cô cũng nghe theo, vậy mà chồng cô không biết kiềm chế cảm xúc.
Đỉnh điểm là việc, mới đây hai vợ chồng gặp bất đồng trong việc mua máy giặt. Mỗi bên thích một thương hiệu khác nhau, cuối cùng G. đã lấy tiền đi mua theo ý thích, đắt hơn một chút mà nhiều công năng.
Đáng nói, chồng cô đã tỏ thái độ để "dằn mặt" vợ. Sau khi G. nấu ăn tại nhà, chồng cô lập tức chê nấu ăn dở, rồi thì "ít món, ai gắp ai đừng". Không chỉ vậy, chồng còn móc mỉa: "Đi mua máy giặt xịn thì giờ hết tiền đi chợ rồi chứ gì?". Chồng của G. cầm bát sang nhà hàng xóm ăn cơm, để lại người phụ nữ bơ vơ trong nhà. Tình trạng này kéo dài vài ngày, khiến G. cũng phải ái ngại với hàng xóm. Song cô mong mỏi hàng xóm sẽ chấp nhận chuyện này, sớm muộn G. cũng sẽ xử lý êm xuôi. Cũng may anh chị hàng xóm tâm lý, không hề trách móc gì, hiểu cho tấm lòng người phụ nữ. Một cuộc gọi giúp người phụ nữ giải quyết mọi việc ổn thỏa
G. suy nghĩ cả ngày trời để tìm ra giải pháp. Hôn nhân của cô hiện tại đang gặp nhiều vấn đề mà đôi bên rất khó giải quyết. Vậy nên G. mới tìm đến bố mẹ chồng - những người có khả năng khuyên nhủ chồng của G. Cô lén gọi điện cho mẹ chồng, kể về vấn đề này. Không chỉ vậy, G. còn nhờ mẹ chồng nấu cho vài món, nhưng không tiết lộ cho chồng cô.
Ảnh minh họa.
Vài hôm sau, chồng G. khi ngồi vào mâm tiếp tục chê đồ ăn không ngon. Lập tức, người vợ nói thẳng thắn và nghiêm túc:
"Đây là đồ ăn mẹ anh nấu đấy. Em nghĩ anh không nên giận dỗi vô cớ thế. Anh chê em nấu dở, giờ đồ mẹ anh nấu anh cũng chê. Tức là anh có thành kiến sẵn với em. Em đang có thiện chí giải quyết vấn đề đây".
Một lát nữa, mẹ chồng G. gọi điện cho con trai, phân tích kỹ lưỡng. Lúc bấy giờ, người đàn ông mới tâm phục khẩu phục, không còn làm trò tự ái nữa. Không chỉ vậy, G. còn dặn chồng, từ bây giờ có bất cứ vấn đề gì, vợ chồng phải giải quyết, tuyệt đối không nhờ cậy hàng xóm.
Như vậy, người phụ nữ trong câu chuyện này đã rất khôn khéo. Bởi nếu cô quá gay gắt thì sẽ gây phản tác dụng, người đàn ông càng được đà lấn tới. Thay vào đó, nếu tác động từ nhiều phía, khả năng anh ấy lắng nghe, tiếp thu sẽ cao hơn. Hơn hết, hãy bình tĩnh đối diện với vấn đề. Né tránh chỉ khiến sự lạnh nhạt và căng thẳng tăng lên. Một khi đã hiểu triết lý này, cuộc sống hôn nhân bỗng trở nên đơn giản, vấn đề sẽ được mau chóng giải quyết.
Theo Pháp luật và Bạn đọc
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất