Với nhiều người, trước khi kết hôn, họ từng nghĩ rằng hai vợ chồng chỉ cần yêu thương nhau là đủ. Tuy vậy, trong hôn nhân, họ mới biết được rằng mọi thứ không hề đơn giản. Sau khi bước vào hôn nhân, áp lực cuộc sống, gánh nặng cơm áo gạo tiền sẽ khiến nhiều người phải suy nghĩ. Không những thế, việc quá kỳ vọng vào người bạn đời sẽ khiến nhiều người vỡ mộng về hôn nhân của mình.
Chán nản vì chồng lương ba cọc ba đồng, 3 năm không hề chạm vào vợ
Mới đây, trên một hội nhóm kín, chuyên tâm sự về chuyện gia đình, một người dùng tên T.Q đã chia sẻ về chuyện hôn nhân của bản thân. Người vợ này cho biết vợ chồng cô cưới nhau được 5 năm và cô hoàn toàn đang rất thất vọng về người bạn đời của mình. Chồng T.Q làm việc ở cơ quan nhà nước, lương không cao, chỉ đủ ăn.
Cuộc sống hôn nhân khiến cô chán nản vì mẹ chồng ghê gớm, hay ghê chuyện. Chồng T.Q không lãng mạn, không biết quan tâm và sống rất khô khan. Người vợ này còn hé lộ 3 năm nay chồng cô không chạm vào vợ vì anh bị thoát vị đĩa đệm, đau lưng. Người vợ này cảm thấy rất chán nản, thất vọng và không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân nữa.
Trích tâm sự của người vợ này:
"Mình thực sự bế tắc, không biết nên làm sao cho đúng cho con và mình. Chồng mình, người ngoài ai nhìn vào cũng nghĩ là người hiền lành, ít nói, công chức nhà nước lương không cao. Mỗi tháng cũng đều đưa sinh hoạt phí cho mình, tuy ít nhưng với mức lương công chức thì mình cũng chẳng yêu cầu gì.
Nhưng cuộc sống hôn nhân thì rất chán nản. Mẹ chồng mình rất ghê gớm, hay gây chuyện. Anh trai và chị dâu của chồng mình đòi ra ở riêng trước vì mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu. Lúc mới cưới về, dù là dâu thứ, mình cũng thử cố gắng ở cùng nhà chông để chiều ý chồng mình. Quả thực mẹ chồng mình vô cùng nhiều chuyện nay đi nói xấu điều này, mai tạo chuyện khác. Sau 5 năm ở chung, mình cảm thấy việc ở chung khiến mình vô cùng mệt mỏi và chán nản.
Những lần mẹ chồng gây chuyện khiến mình không còn một chút tình cảm gì với bà. Mình quyết tâm ra ở riêng và đã ở riêng được 2 năm. Khi ra ở riêng mình hoàn toàn tự lo không có nhờ nhà chồng 1 đồng nào, từ nhà cửa con cái đều chưa hề.
Về chồng mình, anh ta bị thoát vị đĩa đệm, đau lưng. Khoảng 3 năm gần đây chúng mình không hề đụng vào nhau, không hề có cảm xúc và quan hệ vợ chồng vì bệnh tật của chồng. Còn mình vất vả chăm lo cho con cái. Mình có 1 bé thôi nhưng bé cũng hay ốm.
Gần đây sau khi vợ chồng cãi nhau, mình tự hỏi sao phải chấp nhận cuộc sống bên người vô tri như vậy. Anh ấy kiếm được ít tiền vì là công chức mình chấp nhận. Nhà chồng không muốn giúp đỡ gì về kinh tế mình cũng ok. Đời sống tình cảm vợ chồng 3 năm sống cùng nhà như người thuê chung mình chấp nhận vì con mình .
Bao năm lấy nhau ngẫm ra anh ta chưa từng nghĩ cố gắng cải thiện, tốt hơn vì vợ hay vì con. Sinh nhật mình, ngày lễ tết chưa từng tặng mình một bông hoa 10 ngàn cũng không.
Anh ta chưa bao giờ cảm thấy có lỗi hay biết ơn vì mình đã vất vả bươn chải lo nhà cửa gia đình, thậm chí còn thách thức giọng muốn cướp con mình nếu ly hôn. Vì anh ta là công chức, thu nhập ổn định ...hoàn toàn có thể tranh chấp đứa con của mình. Thực sự mình thấy vô cùng nguội lạnh với cuộc hôn nhân này, rối như tơ vò không biết làm sao."
Dòng tâm sự của người dùng này đã nhận về đông đảo sự quan tâm của dân mạng. Nhiều người cho rằng thay vì buồn tủi, ấm ức một mình, người vợ nên nói chuyện rõ ràng với chồng để có hướng giải quyết thay vì ly hôn.
"Bạn cứ mạnh dạn li hôn rồi để con cho chồng nuôi, lương công chức con thì nhỏ lại hay ốm nữa, dăm bữa nửa tháng cũng phải trả về cho bạn thôi. Nói chung sống với người dưng mệt", một người khác viết.
"Hết tình cảm rồi chứ không phải là bệnh tật gì, chồng vô tâm nữa", một người khác viết.
Giúp vợ chồng cứu vãn hôn nhân
1. Lập danh sách tất cả những điều vợ chồng bạn đang tranh cãi
Cuộc trị liệu sẽ kết thúc khi hai người tìm ra được giải pháp chung cho những vấn đề này và học được kỹ năng giải quyết vấn đề mới phát sinh với giải pháp cả hai cùng hài lòng tương tự.
2. Tập trung vào chính bạn
Nỗ lực thay đổi bạn đời chỉ khiến người đó có tinh thần phòng thủ với bạn. Thay vào đó, bạn nên tập trung năng lượng để tìm ra điều gì có thể làm theo cách khác, từ đó, bạn lại có thể tiếp tục yêu thương và vui vẻ khi bạn đời làm những điều mà bạn không thích. Hãy biến mình thành trung tâm theo nghĩa tích cực nhất có thể.
3. Đừng chê bôi nhau nữa
Những nhận xét tiêu cực vợ chồng dành cho nhau là hoàn toàn vô ích. Nó chỉ làm hỏng một mối quan hệ tốt đẹp. Vì vậy, đừng chỉ trích, chê bôi, trách móc, tố cáo, tức giận, mỉa mai, soi mói hoặc nhận xét cường điệu về nhau nữa.
4. Thể hiện sự quan tâm mang tính chất xây dựng
Một cách đơn giản để làm điều đó trong cuộc nói chuyện nhạy cảm là mở đầu câu bằng một trong các cụm từ sau: “Em/anh cảm thấy (một tính từ nào đó, ví dụ buồn, lo lắng, vui) khi…/ Mối quan tâm của em là…/Em hy vọng...".
5. Đưa ra những quyết định mang tính hợp tác
Susan Heitler gọi đó là điệu van cùng chiến thắng, mục tiêu của nó là tìm ra những giải pháp làm hài lòng cả hai người.
Đừng cố buộc người kia theo cách của bạn nữa, thay vào đó, khi giữa hai người có sự khác biệt, hãy nói ra mối quan tâm cơ bản của bạn đồng thời lắng nghe mối quan tâm của người bạn đời, từ đó tìm ra giải pháp đáp ứng được mong muốn của cả hai. Hãy cố gắng tạo cho mình một trạng thái bình tĩnh nhất. Hãy thoát ra sớm nếu một trong hai người bắt đầu cảm thấy sôi máu. Sau khi bình tĩnh, hãy hợp tác trở lại.
Khánh An
Na Ngọc Anh: Tình yêu giống như viên kẹo ngọt, hãy yêu hết mình