Vợ thường xuyên to tiếng, cằn nhằn, người chồng nhập viện tâm thần

Anh Chi 2024-05-27 14:10
- Do vợ thường xuyên nói to, cằn nhằn trong cuộc sống gia đình, người chồng suy nghĩ nhiều, lo lắng, mất ngủ phải nhập viện tâm thần.

Bác sĩ nội trú Vũ Thu Thủy, thuộc Khoa Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện E), chia sẻ về trường hợp của một nam bệnh nhân gần 70 tuổi đến khám do mất ngủ, hiện đang sống ở Hà Nội. Nam bệnh nhân luôn buồn bã, trầm mặc, ít nói và không có động lực làm bất cứ điều gì. Anh ta không bao giờ mỉm cười.

Trong quá trình khám và tìm hiểu về tình hình sức khỏe của bệnh nhân, người chồng chia sẻ rằng sau khi nghỉ hưu, anh thường xuyên bị vợ mắng mỏ, to tiếng rằng anh giả bệnh và lười biếng không làm việc nhà. Dù không làm gì nhưng anh cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Những lời la mắng liên tục của vợ đã làm cho mối quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng và khó nói chuyện với nhau. Anh cũng đã tự đặt ra những nghi ngờ về bản thân.

Vợ thường xuyên to tiếng, cằn nhằn, người chồng nhập viện tâm thần

Bác sĩ Thủy chẩn đoán bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm. Trong quá trình điều trị, bác sĩ đã gặp gỡ vợ của bệnh nhân, giải thích cho cô hiểu về tình trạng sức khỏe của chồng. Bác sĩ nhấn mạnh rằng người vợ cần phải thay đổi hành vi của mình. Việc nói lời chỉ trích và lặp đi lặp lại những lời này cũng có thể được xem là hành vi bạo lực tâm lý. Khi người vợ nhận ra vấn đề và sẵn lòng thay đổi, mọi thứ đã bắt đầu đi theo hướng tích cực.

Nam bệnh nhân cũng được bác sĩ giải thích bệnh lý đang mắc phải. Bệnh nhân được tư vấn dùng thuốc, tư vấn tâm lý và liệu pháp hành vi để bệnh nhân thấy mình không quá tệ như vậy. Nhờ điều trị tích cực mà 2 vợ chồng đã kết nối được với nhau. Nam bệnh nhân đã ngủ được, vui vẻ cười nhiều, nói chuyện nhiều hơn...

Từ trường hợp trên, bác sĩ Thuỷ chia sẻ, bạo lực gia đình không chỉ đơn thuần là tác động vật lý mà còn bao gồm tâm lý. "Bạo lực tâm lý là dùng ngôn ngữ, lời nói, hành vi tác dụng tới tâm lý của đối phương. Hệ quả của việc này khiến cho người bị bạo lực tâm lý trở nên tự ti, nhút nhát. Có một số trường hợp sẽ có cảm xúc bùng nổ hơn như gây hấn, kích động. Ở mức độ nặng có thể dẫn tới những rối loạn tâm thần (trầm cảm, lo âu), lạm dụng chất", bác sĩ Thuỷ nói.

Vợ thường xuyên to tiếng, cằn nhằn, người chồng nhập viện tâm thần

Bạo lực về tâm lý thường gặp ở phụ nữ là nhiều, tỷ lệ lớn ở phụ đang nuôi con nhỏ và phụ nữ có thai (đối tượng nhạy cảm dễ bị tổn thương). Tuy nhiên, hiện nay bạo lực tâm lý có xu hướng tăng ở nam giới với độ tuổi trung bình trên 40 tuổi. Để tránh bạo lực tâm lý nói riêng và bạo lực gia đình nói chung thì vợ chồng cần ngồi lại nói chuyện với nhau, cùng nhau tháo gỡ tìm cách giải quyết vấn đề. Hai bên phải tôn trọng, thấu hiểu nhau.

Bác sĩ Thủy tư vấn: "Khi nhận biết được gia đình đang có vấn đề bạo lực tâm lý thì cần phải có sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè. Nếu có vấn đề tâm lý tâm thần kèm theo thì phải có sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý, tâm thần".

Ngoài ra, để tránh bạo lực tâm lý, bác sĩ Thủy cho rằng cần phải có sự tuyên truyền hơn nữa về bình đằng giới để mọi người cùng biết và phòng tránh. Không phải là cứ con trai thì sẽ chịu gánh nặng kiếm tiền nuôi gia đình, cứ con gái thì chỉ ở nhà nội trợ.

Anh Chi (Tổng hợp)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Hờn ghen là chuyện đàn bà - Thấu hiểu được mới là đàn ông