Nàng dâu tâm sự hoàn cảnh éo le có 1-0-2 khi phải đứng giữa...mẹ chồng và chồng, dân mạng cho lời khuyên chí lí

Bích Ngọc 2021-06-10 11:36
- Việc mẹ chồng và mẹ chồng hay cãi vã, xung khắc cũng làm nàng dâu này phải băn khoăn, suy nghĩ.

Từ lâu nay, mẹ chồng- nàng dâu luôn là câu chuyện muôn thuở làm nhiều nàng dâu đau đầu, rơi nước mắt. Tuy nhiên, chắc không nhiều nàng dâu đứng trong tình huống khó xử khi phải đứng giữa...mẹ chồng và chồng. Do tính cách không hợp nhau nên giữa họ thường xảy ra cãi vã và nàng dâu lại vô tình trở thành người đứng giữa.

Nàng dâu tâm sự hoàn cảnh éo le khi phải đứng giữa mẹ chồng và chồng

Mới đây, trong một hội nhóm chuyên tâm sự chuyện mẹ chồng, nàng dâu, một nàng dâu tên T.T.N đã tâm sự câu chuyện thật của mình. Được biết, khác với những nàng dâu khác thì nàng dâu này lại vướng vào câu chuyện éo le khi phải đứng giữa...mẹ chồng và chồng. Mẹ chồng cô rất thương con trai nhưng lại hay cằn nhằn nên giữa hai mẹ con hay xảy ra cãi vã. Nàng dâu này cũng vì ăn nói vô tư mà gây tranh cãi trong gia đình. Sau một thời gian, cô biết cách ăn nói, ứng xử hơn để giữ hòa thuận trong gia đình.

Nàng dâu tâm sự hoàn cảnh éo le có 1-0-2 khi phải đứng giữa...mẹ chồng và chồng, dân mang cho lời khuyên chí lý 

(Ảnh minh họa)

Trích tâm sự của người dùng này:

"Không biết có mẹ nào giống em không. Nhà người ta thì chuyện mẹ chồng nàng dâu, chồng là người ở giữa, em thì là người ở giữa trong mối quan hệ mẹ chồng và chồng. Mẹ chồng em thì thương con trai nhưng hay cằn nhằn chồng thì hay cãi lại, vì nghe nhiều đau đầu.

Em ở giữa cứ phải thủ thỉ một bên mẹ chồng, một bên chồng, vì hai mẹ con giống nhau ở tính bảo thủ. Hồi mới về làm dâu em cũng bị 1 phen ăn nói vô tư mà gây ra cãi nhau to. Thế là từ đấy em về nhà coi như câm với mẹ chồng em luôn hoặc nói thì nghĩ kỹ xem nên nói gì, nhiều lúc giả điếc. (Mẹ chồng em còn bảo con đi khám tai đi, chứ còn trẻ tai đã có vấn đề) Tần suất mẹ chồng với chồng em cãi nhau không nhiều nhưng nó làm rạn nứt tình cảm hai mẹ con chồng em, con em thì sợ xanh mặt. Mọi người ai từng qua hoàn cảnh như em chia sẻ được không ạ."

Những dòng tâm sự của người dùng này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng vì sống chung trong một gia đình, mỗi người lại một suy nghĩ, tư duy khác nhau nên chuyện cãi vã, bất hòa là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng nhất là cách cư xử của mỗi người nhằm hạn chế, giảm thiểu những bất đồng đó.

Nàng dâu tâm sự hoàn cảnh éo le có 1-0-2 khi phải đứng giữa...mẹ chồng và chồng, dân mang cho lời khuyên chí lý 

(Ảnh chụp màn hình)

"Em nên nghĩ chị nên học một khóa học về giao tiếp, để biết cách giao tiếp hơn với mẹ chồng", người dùng Lưu Ngọc Anh bình luận.

"Bạn đừg bênh ai. Họ cãi nhau mình can thôi. Đến một lúc nào đó họ bình thường những câu nói của mình sẽ là đề tài để mẹ kể con nghe đấy", người dùng Dược Linh viết.

Bí quyết giữ gia đình hòa thuận, hạnh phúc

1. Không áp đặt

Trong xã hội phương Đông, việc cha mẹ áp đặt quan điểm và bắt buộc con cái phải làm theo không còn là điều xa lạ. Điều này tạo nên phản ứng kháng cự trong lòng những người con. Cha mẹ không hiểu tại sao con cái không làm theo ý mình.

Bọn trẻ thì không muốn làm theo những điều mà họ không hiểu nguyên do. Thay vì áp đặt suy nghĩ của mình lên con cái, các bậc cha mẹ hãy nhìn vào sự phát triển của xã hội để chấp nhận những sự khác biệt trong lối sống và cách suy nghĩ của hai thế hệ. Thay vì ép buộc con cái phải làm theo ý mình, cha mẹ nên trò chuyện về quan điểm của mình và lắng nghe suy nghĩ của những đứa con.

Ngược lại, từ vị trí của những đứa con, chúng ta nên dành thời gian lắng nghe và bày tỏ những khúc mắc trong lòng cho bố mẹ. Đôi khi chúng ta cũng cần tìm hiểu bản chất của khác biệt thế hệ để lý giải hành động của các bậc phụ huynh. Từ đó, cả hai bên tìm được tiếng nói chung cho mình.

2. Không so sánh

Việc so sánh từ lâu đã là một “đặc sản” trong các câu chuyện gia đình Việt. Không chỉ cha mẹ so sánh con mình với những “con nhà người ta”, mà cả những đứa con cũng so sánh cha mẹ mình với “bố mẹ của bạn”. Mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, tạo nên những nếp sống và thói quen khác nhau.

Tư chất của mỗi người mỗi khác, không thể có một tiêu chuẩn “con nhà người ta” nhất định nào phù hợp để so sánh với con mình. Muốn có được một mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình, chúng ta phải học cách thấu hiểu và thông cảm cho nhau. Thay vì chỉ trích và đòi hỏi theo một tiêu chuẩn nào đó, các thành viên trong gia đình cần khích lệ và động viên nhau để cùng cố gắng vươn lên và hoàn thiện bản thân mình.

3. Sống chân thành

Tình cảm chân thành là yếu tố quan trọng nhất giúp gắn kết tình cảm gia đình. Nếu có chuyện gì đó, tốt nhất bạn nên chia sẻ thành thật với các thành viên trong gia đình để mọi người cùng nhau giải quyết. Có một câu nói: “Khi cả thế giới quay lưng lại với bạn, gia đình vẫn sẽ ở bên bạn”. Đôi khi cuộc sống bon chen mệt mỏi khiến bạn phải giả trang, phải giấu đi cá tính thật. Thì khi về với gia đình, bạn có thể trút bỏ lớp áo đó ra. Vì dù bạn là ai, gia đình cũng sẽ chấp nhận bạn.

Bích Ngọc

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Điểm danh 6 món chè thanh mát mùa hè mẹ đảm không thể bỏ qua