Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

Trang Lưu 2016-02-01 11:22
- Dù mang nhiều dáng vẻ khác nhau nhưng các dịp lễ năm mới ở mỗi quốc gia đều mang ý nghĩa đoàn tụ, sum vầy, họp mặt cho gia đình và người thân.
Không khí ngày Tết đã đến rất gần, nhiều người đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị đón Tết. Không riêng gì Việt Nam, nhiều quốc gia trên thế giới cũng có những lễ hội mừng năm mới không theo lịch dương. Dù có nhiều khác biệt nhưng ngày Tết ở mỗi nơi đều là thời điểm để những người con xa quê trở về, đoàn tụ với gia đình thân yêu.

1. Lễ hội mùa xuân (Trung Quốc)

Người Trung Quốc ăn tết vào 3 ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Âm. Những hoạt động văn hóa phổ biến trong dịp này thường là múa rồng, múa lân, bắn pháo hoa. Từng con phố, ngôi nhà và những khu chung cư lớn đều được phủ màu đỏ rực chúc mừng năm mới.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

2. Seollal (Hàn Quốc)

Lễ hội năm mới của người Hàn được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng 1 Âm lịch. Trong dịp lễ Seollal, người dân sẽ trở về quê nhà trong 3 ngày liên tiếp để dành thời gian bên gia đình và cùng nhau thăm thú những khu cung điện và làng văn hóa dân gian trong cả nước.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

3. Tsagaan Sar (Mông Cổ)

Tại Mông Cổ, người dân ăn mừng lễ Tsagaan Sar trong 15 ngày, là thời gian để các đại gia đình được đoàn tụ bên mâm cỗ thịt cừu, bánh trái ăn cùng với sữa ngựa lên men.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

4. Losar (Tây Tạng, Bhutan, Nepal)

Ngày lễ Losar diễn ra vào ngày đầu tiên trong năm mới theo lịch Tây Tạng. Lễ hội năm mới được tổ chức để tẩy sạch những cái xấu trong năm cũ và giúp tâm hồn được bình yên khi bước sang năm mới.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

5. Chaul Chnam Thmey (Campuchia)

Chaul Chnam Thmey là tên gọi của lễ hội năm mới ở Campuchia, thường diễn ra vào ngày 13 hoặc 14 tháng 4 hàng năm sau khi mùa gặt kết thúc. Dịp nghỉ lễ kéo dài trong 3 ngày với nhiều hoạt động như tặng quà cho gia đình, bạn bè hay lễ tắm tượng phật, tắm sư, tắm cho cha mẹ còn được gọi tên là "Pithi Srang Preah".
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

6. Pi Mai Lao (Lào)

Cũng giống như Campuchia, người Lào ăn mừng năm mới vào ngày 14 tháng 4 hàng năm. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, người dân đi tắm tượng Phật, đền chùa được sơn sửa lại còn nhà cửa đều được dọn dẹp sạch sẽ.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

7. Songkran (Thái Lan)

Được tổ chức từ ngày 13 cho đến 15 tháng 4, những ngày đầu năm mới Songkran gắn liền với dịp lễ té nước đông vui nhộn nhịp và các bữa tiệc ăn mừng trên phố có thể kéo dài đến gần một tuần. Đây cũng là dịp để các gia đình người Thái họp mặt và cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, đi chùa.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

8. Thingyan (Myanmar)

Lễ hội năm mới Thingyan của người Myanmar cũng có nhiều nét tương đồng với các nước bạn láng giềng ở Đông Nam Á. Vào ngày lễ Tết, bạn sẽ bắt gặp nhiều người dân đứng dọc trên phố té nước lên người qua đường và sử dụng cả vòi nước để “tấn công” những chiếc xe đi ngang qua.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

9. Pohela Boishakh (Bangladesh, miền Tây Bengal của Ấn Độ)

Pohela Boisha là lễ hội năm mới được tổ chức vào ngày 14/4 tại Bangladesh và miền Tây Bengal của Ấn Độ. Sạch sẽ là một yếu tố quan trong các ngày lễ nên các ngôi nhà đều được dọn dẹp cẩn thận. Bên cạnh đó người dân cũng chuẩn bị thức ăn đồ uống thịnh soạn để chào đón những người khách ghé thăm nhà. Các sạp hàng bán đồ ăn và đồ thủ công vẫn tiếp tục bày bán trong các ngày lễ.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

10. Aluth Avurudda (Sri Lanka)

Người Sri Lanka cũng ăn mừng năm mới theo lịch riêng, thường rơi vào khoảng tháng 4 hàng năm. Vào dịp lễ, nhà cửa cũng được dọn dẹp và trang hoàng cẩn thận. Người dân cũng không quên tắm thảo dược để gội rửa cơ thể sạch sẽ trước khi sang năm mới.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

11. Hijiri (Các nước Hồi Giáo)

Lễ hội Hijiri của các nước theo đạo Hồi sẽ đánh dấu thời điểm chuyển giao năm mới theo lịch Hồi Giáo, thường diễn ra vào khoảng 11, 12 ngày trước dịp Tết dương. Trong những ngày này, những người dân sẽ nhịn ăn và đi thăm đền thờ cùng người thân.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới

12. Nepal Sambat (Nepal)

Lễ hội mừng năm mới của Nepal được tổ chức theo lịch Âm, là dịp để tổ chức nghi lễ Mha Puja giúp thanh lọc tâm hồn trước khi bước sang năm mới.
Những dịp lễ Tết không theo lịch dương trên khắp thế giới
Trang Lưu
Nguồn: WOW
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

5 bài tập với dây thun cho vòng 3 nảy nở, căng mẩy tức thì mà chẳng cần bơm độn