Những điều cần nhớ khi nuôi dạy trẻ nhạy cảm

2016-01-17 06:31
- Với sự quan tâm và giúp đỡ từ bố mẹ, trẻ nhạy cảm sẽ biết cách loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và biết cách tìm niềm vui trong cuộc sống.
Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu con mình có phải người nhạy cảm không? Nhạy cảm có tốt cho bé và nên lưu ý gì khi nuôi dạy trẻ có đức tính này?
1. Biểu hiện của trẻ nhạy cảm
Trên thực tế có rất nhiều cách để nhận biết một em bé nhạy cảm. Biểu hiện dễ thấy nhất là bé thường nhìn nhận những điều xung quanh bằng cảm xúc, thường lo lắng quá mức, nhất là với những việc vượt qua tầm kiểm soát của bé. Bé có thể nhận thấy được các mối nguy hiểm trước người khác và nhìn ra hệ quả của một hành vi nào đó một cách nhanh chóng. Tính nhạy cảm của trẻ thường do “trời sinh”, một số khác dần hình thành trong quá trình phát triển.
Những điều cần nhớ khi nuôi dạy trẻ nhạy cảm
Theo ước tính, có khoảng 15% trẻ sinh ra sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Những trẻ này có nhận thức rõ ràng về thế giới xung quanh và những thay đổi trong môi trường thân cận. Đặc điểm này sẽ giúp bé trở thành người biết quan tâm đến cảm xúc và thái độ của người khác, nhưng mặt khác lại dễ mang đến những cảm xúc tiêu cực cho bé khi bé suy nghĩ quá nhiều về môi trường xung quanh.
2. Cần chú ý điều gì khi nuôi dạy trẻ nhạy cảm?
Nếu có con là người nhạy cảm, bạn cần lưu ý đến cả hai khía cạnh xấu và tốt trong tính cách của trẻ. Các bé nhạy cảm thường suy nghĩ nhiều về phản ứng của người khác nên thường lo lắng, rụt rè và trở nên gượng gạo trước mặt người ngoài. Nhưng cũng nhờ có sự quan tâm đến môi trường xung quanh mà các bé cũng có được sự tốt bụng, biết cảm thông, trực giác tốt và khả năng sáng tạo tiềm ẩn. 
Những điều cần nhớ khi nuôi dạy trẻ nhạy cảm
Cách nuôi dưỡng và chăm sóc của bố mẹ sẽ có tác động rất lớn đến các bé nhạy cảm. Trẻ sẽ dần có biểu hiện tích cực nếu bố mẹ hiểu cho những lo sợ của bé nhưng không để bé quá sa đà vào những cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra việc tạo điều kiện cho bé ra ngoài, tiếp cận và trải nghiệm với xã hội một chút cũng giúp bé có cái nhìn rõ ràng hơn về thế giới xung quanh chứ không chỉ đơn thuần là lo lắng, sợ sệt. 
Để bạn giúp bé lấy lại tinh thần, bố mẹ cũng nên thể hiện sự thấu hiểu với cảm xúc của bé trước các tình huống nhưng vẫn cho bé thấy tình huống đó có thể giải quyết được. Hãy để bé thấy thế giới xung quanh vô cùng tuyệt vời chứ không phải là chốn hiểm nguy đầy rẫy như bé tưởng tượng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần ở bên và hỗ trợ bé xử lý với những tình huống bất lợi có thực trong cuộc sống. Với một phương pháp cân bằng và đúng đắn, bạn sẽ giúp cô/cậu bé nhạy cảm của mình trở nên hạnh phúc, khỏe mạnh và vững vàng về tinh thần trong tương lai.
Trang Lưu - Nguồn: MBAS
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Thu Quỳnh khoe trọn hình xăm ở chân ngực: "Sẽ có người đánh giá không hay về tôi"