Muốn con thành thiên tài: Đừng chỉ trích, khích lệ thôi!
2014-10-24 15:05
- (Em đẹp) - Mỗi đứa trẻ đều tiềm tàng những tài năng to lớn, hãy học cách khích lệ, như thế mẹ có thể tìm thấy chiếc chìa khoá vàng mở các cánh cửa tài năng của con trẻ.
Tin liên quan
> > Xem thêm: Dạy con thông minh
Nhờ sự khích lệ của bà Nancy, thế giới mới có một Thomas Edison - người có nhiều phát minh nhất mọi thời đại.
Nhờ sự khích lệ của người cha, anh em nhà Wright đã có niềm tin mãnh liệt và đã thành công trong việc chế tạo máy bay.
Khích lệ là một trong những cách thức giáo dục hiệu quả, nó có sức mạnh phi thuờng, có thể ví như là một loại dinh dưỡng cho sự trưởng thành của trẻ. Khi cha mẹ thường xuyên khen ngợi và động viên con trẻ, nhân cách của trẻ ngày càng hoàn thiện, lòng tự tin của trẻ càng được củng cố, hành vi tích cực của trẻ sẽ được phát huy.
Mỗi đứa trẻ đều tiềm tàng những tài năng to lớn, hãy học cách khích lệ, như thế bạn có thể tìm thấy chiếc chìa khoá vàng mở các cánh cửa tài năng của con trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên coi khích lệ là phương châm giáo dục con em mình. Khích lệ cả khi bé đạt thành tích chưa cao.
Đối với trẻ, có thể là làm chưa tốt một việc nào đó như làm hỏng đồ chơi, đánh vỡ cái ly uống nước, hoặc giúp mẹ nhặt rau, trông em nhưng không làm chưa tốt, hoặc là đi học đạt điểm thấp,…
Trong
trường hợp này, việc khích lệ tưởng chừng như vô lý, bởi theo thông
thường khi trẻ không hoàn thành nhiệm vụ hoặc đi học được điểm thấp là
các bậc cha mẹ trách mắng. Cần phải hiểu rằng, bất kì đứa trẻ nào cũng
không muốn đạt kết quả thấp, trẻ có thể đã cố gắng hết sức, hoặc cũng có
thể do một nguyên nhân nào đó - vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân và
trong trường hợp này khích lệ là vô cùng cần thiết.
Một số điểm cần lưu ý khi khích lệ trẻ:
1. Đóng vai - bạn chính là con bạn
Hãy đặt mình vào hoàn cảnh tương tự của bé. Nếu bạn là bé, bạn chưa đạt được thành tích cao như bố mẹ mong muốn, mặc dù bạn đã cố gắng hết sức mà bố mẹ bạn không cần tìm hiểu nguyên nhân, chỉ nhìn vào kết quả và trách mắng thì bạn nghĩ sao?
Nếu trách mắng bé, mẹ có chắc chắn nhận lại được kết quả tích cực từ phía con?
2. Hãy nhìn vào điểm mạnh của trẻ
Mỗi đứa trẻ đều tiềm tàng tài năng to lớn, mỗi đứa trẻ đều thông minh, tuy nhiên thông minh theo cách khác nhau mà thôi. Cần phải nghe trẻ nói, nghe trẻ trình bày để hiểu rõ nguyên nhân, khi nghe cần tìm được ưu điểm của việc trẻ làm và ghi nhận được sự nỗ lực của trẻ khi thực hiện việc đó.
Ghi nhận sự nỗ lực, sự cố gắng và đánh giá đúng việc trẻ đã làm, đã cống hiến là sự “khích lệ ngầm” vô cùng hiệu quả.
3. Nói lời khích lệ thực tâm, từ trái tim của mình
Lời khích lệ được nói ra phải từ thực tâm lòng mình và đúng hoàn cảnh đúng sự việc để có thể giúp trẻ có thêm sức mạnh, có thêm sự tự tin. Chẳng hạn, sau khi bạn cùng con bạn xem bài kiểm tra môn toán của con đạt điểm 6, bạn có thể nói: “Lần này con đạt điểm 6 là do con chưa thuộc quy tắc quy đồng mẫu số, tính nhầm phép cộng phân số (hay nguyên nhân chính xác gì đó nữa), lần sau con cẩn thận hơn trong tính toán, mẹ tin rằng chắc chắn con sẽ được điểm 8 trở lên”.
Hoặc khi con bạn nấu cơm chưa ngon bạn có thể nói: “Lần này con cho ít nước nên cơm hơi cứng, lần sau con để ý một chút nữa cơm sẽ vừa dẻo và ngon hơn”.
Lời khích lệ phải đúng hoàn cảnh, đúng sự việc, không nói chung chung kiểu như: “Ồ, điểm 6 là cũng tốt rồi”, “Cơm cứng cũng chẳng sao”,...
Bạn cần hiểu tính cách của con mình và chỉ khen những điều mà trẻ phải cố gắng mới đạt được, khen những điều mà trẻ thích, phù hợp với tính cách của trẻ.
4. Khích lệ trước, dùng lời khen vạch khuyết điểm sau
Theo các nhà tâm lí học, chê là phản ánh tính tiêu cực của người nói. Khi ta chê nên dùng lời khen trước, tìm điểm mạnh, điểm tốt của trẻ để khen trước, cách hay nhất là lồng ghép việc chê trong lúc khen một cách khéo léo nghĩa là dùng lời khen để vạch khuyết điểm thì thật là tuyệt vời. Trái lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho tinh thần của trẻ rơi vào trạng thái u uất, tự ti.
Hãy khích lệ con trẻ bằng ánh mắt yêu thương với cử chỉ trìu mến với một tấm lòng nhân hậu.
Yêu trẻ hơn nữa, vì trẻ hơn nữa và khích lệ, khích lệ nhiều hơn nữa!
Nhờ sự khích lệ của bà Nancy, thế giới mới có một Thomas Edison - người có nhiều phát minh nhất mọi thời đại.
Nhờ sự khích lệ của người cha, anh em nhà Wright đã có niềm tin mãnh liệt và đã thành công trong việc chế tạo máy bay.
Khích lệ là một trong những cách thức giáo dục hiệu quả, nó có sức mạnh phi thuờng, có thể ví như là một loại dinh dưỡng cho sự trưởng thành của trẻ. Khi cha mẹ thường xuyên khen ngợi và động viên con trẻ, nhân cách của trẻ ngày càng hoàn thiện, lòng tự tin của trẻ càng được củng cố, hành vi tích cực của trẻ sẽ được phát huy.
Mỗi đứa trẻ đều tiềm tàng những tài năng to lớn, hãy học cách khích lệ, như thế bạn có thể tìm thấy chiếc chìa khoá vàng mở các cánh cửa tài năng của con trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên coi khích lệ là phương châm giáo dục con em mình. Khích lệ cả khi bé đạt thành tích chưa cao.
Đối với trẻ, có thể là làm chưa tốt một việc nào đó như làm hỏng đồ chơi, đánh vỡ cái ly uống nước, hoặc giúp mẹ nhặt rau, trông em nhưng không làm chưa tốt, hoặc là đi học đạt điểm thấp,…
Một số điểm cần lưu ý khi khích lệ trẻ:
1. Đóng vai - bạn chính là con bạn
Hãy đặt mình vào hoàn cảnh tương tự của bé. Nếu bạn là bé, bạn chưa đạt được thành tích cao như bố mẹ mong muốn, mặc dù bạn đã cố gắng hết sức mà bố mẹ bạn không cần tìm hiểu nguyên nhân, chỉ nhìn vào kết quả và trách mắng thì bạn nghĩ sao?
Nếu trách mắng bé, mẹ có chắc chắn nhận lại được kết quả tích cực từ phía con?
2. Hãy nhìn vào điểm mạnh của trẻ
Mỗi đứa trẻ đều tiềm tàng tài năng to lớn, mỗi đứa trẻ đều thông minh, tuy nhiên thông minh theo cách khác nhau mà thôi. Cần phải nghe trẻ nói, nghe trẻ trình bày để hiểu rõ nguyên nhân, khi nghe cần tìm được ưu điểm của việc trẻ làm và ghi nhận được sự nỗ lực của trẻ khi thực hiện việc đó.
Ghi nhận sự nỗ lực, sự cố gắng và đánh giá đúng việc trẻ đã làm, đã cống hiến là sự “khích lệ ngầm” vô cùng hiệu quả.
3. Nói lời khích lệ thực tâm, từ trái tim của mình
Lời khích lệ được nói ra phải từ thực tâm lòng mình và đúng hoàn cảnh đúng sự việc để có thể giúp trẻ có thêm sức mạnh, có thêm sự tự tin. Chẳng hạn, sau khi bạn cùng con bạn xem bài kiểm tra môn toán của con đạt điểm 6, bạn có thể nói: “Lần này con đạt điểm 6 là do con chưa thuộc quy tắc quy đồng mẫu số, tính nhầm phép cộng phân số (hay nguyên nhân chính xác gì đó nữa), lần sau con cẩn thận hơn trong tính toán, mẹ tin rằng chắc chắn con sẽ được điểm 8 trở lên”.
Hoặc khi con bạn nấu cơm chưa ngon bạn có thể nói: “Lần này con cho ít nước nên cơm hơi cứng, lần sau con để ý một chút nữa cơm sẽ vừa dẻo và ngon hơn”.
Lời khích lệ phải đúng hoàn cảnh, đúng sự việc, không nói chung chung kiểu như: “Ồ, điểm 6 là cũng tốt rồi”, “Cơm cứng cũng chẳng sao”,...
Bạn cần hiểu tính cách của con mình và chỉ khen những điều mà trẻ phải cố gắng mới đạt được, khen những điều mà trẻ thích, phù hợp với tính cách của trẻ.
4. Khích lệ trước, dùng lời khen vạch khuyết điểm sau
Theo các nhà tâm lí học, chê là phản ánh tính tiêu cực của người nói. Khi ta chê nên dùng lời khen trước, tìm điểm mạnh, điểm tốt của trẻ để khen trước, cách hay nhất là lồng ghép việc chê trong lúc khen một cách khéo léo nghĩa là dùng lời khen để vạch khuyết điểm thì thật là tuyệt vời. Trái lại, phê bình, trách mắng, chỉ trích làm cho tinh thần của trẻ rơi vào trạng thái u uất, tự ti.
Hãy khích lệ con trẻ bằng ánh mắt yêu thương với cử chỉ trìu mến với một tấm lòng nhân hậu.
Yêu trẻ hơn nữa, vì trẻ hơn nữa và khích lệ, khích lệ nhiều hơn nữa!
Để Dạy con thông minh cùng Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Thu Thủy, mời các mẹ tiếp tục theo dõi những bài viết hữu ích tiếp theo trên Emdep.vn. Hy vọng không chỉ nuôi con khỏe, dạy con ngoan, các mẹ còn tích lũy thêm được nhiều kiến thức hay để chuẩn bị cho sự phát triển toàn diện của bé trong tương lai.
Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Thu Thủy
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Những cặp chòm sao đối lập nhưng cực hút nhau khi yêu