Muốn con thông minh: Mẹ nhớ cùng con "xây" bản đồ tư duy nhé!

2014-10-23 17:57
- (Em đẹp) - Nếu mẹ cảm thấy phiền lòng vì bé "lâu nhớ mau quên" khi học bài, hãy bày cho bé một phương pháp ghi nhớ đầy hấp dẫn và hiệu quả bằng Bản đồ tư duy nhé!
Như bài trước ta đã biết, điểm mạnh của bản đồ tư duy – công cụ khai thác tối đa tiềm năng bộ não chính là phát triển ý tưởng. Lập bản đồ tư duy huy động rất nhiều kĩ năng tư duy trên vỏ não: màu sắc, hình thể, đường nét, kích thước, kết cấu, nhịp điệu, thị giác, đặc biệt là sự tưởng tượng, liên tưởng. Chỉ khi nào tự mình thiết lập bản đồ tư duy thì mới thấy rõ được hiệu quả của nó, bởi khó có thể diễn tả được bằng lời.

Vậy thì tự lập bản đồ tư duy như thế nào? Có khó không, có phức tạp không? Câu trả lời là: Thật đơn giản! Các mẹ chỉ cần làm theo hướng dẫn dưới đây:

Chọn từ giấy không có dòng kẻ và để tờ giấy theo chiều ngang, ta sẽ tự do sáng tạo mà không bị gò bó vào khuôn hình. Dùng bút chì, bút màu, bút dạ, tẩy,… để lập bản đồ tư duy.

Việc lập
bản đồ tư duy bằng phần mềm iMindMap hay vẽ tay về nguyên lí là hoàn toàn tương tự. Trong phần hướng dẫn sau có thể áp dụng cho việc vẽ trên giấy hoặc phần mềm.

Các mẹ có thể cài đặt phần mềm iMindMap 7 bằng cách vào trang web: http://thinkbuzan.com/, sau đó chọn download now Free trial, đây là phần mềm được viết bởi Tony Buzan rất dễ sử dụng, hình thức đẹp. 



1. Xuất phát từ một từ khóa, hình ảnh, hình vẽ làm trung tâm

Ví dụ: Từ khóa SỨC KHỎE


2. Vẽ nhánh cấp 1:

Đưa bút (chuột) từ trung tâm, kéo ra phía ngoài để vẽ nhánh cấp 1, thông thuờng ta vẽ theo thứ tự kim đồng hồ tạo cảm giác thuận tay hơn. Các nhánh xuất phát từ trung tâm, sát với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1. Chẳng hạn, ta vẽ các nhánh cấp 1 là: ĂN, UỐNG, THỂ THAO,…


Có thể thay đổi hình thức, kiểu nhánh, màu sắc,… cho phù hợp với sở thích của mỗi người, giúp não tiếp nhận thông tin tốt hơn. Số lượng các nhánh là vô tận, tùy vào việc ta nghĩ ra.

3. Vẽ nhánh cấp 2, 3,….

Tiếp tục tạo nhánh cấp 2 bằng cách đưa bút (chuột) vào cuối nhánh cấp 1 và kéo, di chuột ra phía ngoài, ta có thể dùng từ khóa hoặc vẽ hình ảnh liên tưởng thay cho từ khoá, hoặc copy trên mạng Internet, lấy trong thư viện máy tính của mình hoặc trong thư viện ảnh của phần mềm,…

Tiếp tục quá trình trên ta được bản đồ tư duy:

Bản đồ tư duy là sơ đồ mở nên ta vẫn có thể vẽ thêm, bớt nhánh, thêm bớt từ khóa, hình ảnh,…Mẹ có thể hướng dẫn bé vẽ thêm nhánh, ghi thêm từ khóa, vẽ thêm hình ảnh,… để tạo cho mình một bản đồ tư duy thật “sum suê” nhé!

Số lượng các cấp độ nhánh là vô tận, tùy thuộc vào số ý tưởng mà ta có thể nghĩ ra, cần viết ra càng nhiều ý càng tốt, “Cách tốt nhất để có được một ý tưởng tốt là bạn phải có thật nhiều ý tưởng” (The best way to get a good idea is to get a lot of ideas, Linus Carl Pauling – Nobel hòa bình 1963).

4. Một số lưu ý:

- Nên vẽ các nhánh theo thứ tự kim đồng hồ tạo nên hệ thống sắp xếp hợp lí và cảm giác thuận hơn.
- Luôn sử dụng màu sắc, bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.
- Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều so với đường thẳng.
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
- Tạo ra một kiểu BĐTD riêng cho mình (Kiểu đường cong, màu sắc,…)
 

Tiếp tục đề tài Dạy con thông minh cùng Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Thu Thủy, trong bài sau, Em đẹp sẽ giới thiệu tới các mẹ bài viết hướng dẫn cách lập và sử dụng bản đồ tư duy trong học tập một số môn học, kèm theo bài viết rất hay giúp các mẹ đưa bé đến thành công bằng sự động viên, khích lệ; các mẹ nhớ theo dõi nhé!


Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Thu Thủy
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 item kinh điển của mùa thu, các nàng không nhanh tay sắm thì hết mùa chỉ có tiếc hùi hụi