Hè đến, nhiều bố mẹ đang chọn cách cai game hiệu quả, bổ ích này cho con

2019-06-03 10:45
- GiadinhNet - Nghiện game tuổi học đường với nhiều hậu quả nặng nề làm các bố mẹ đau đầu tìm cách cai game và phòng tránh để con không sa đà vào game mỗi khi hè về.

Hậu quả nghiện game tuổi học đườn

Theo BS Đỗ Tiến Sơn ( Bệnh viện Nhi Trung ương ), nghiện game là tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính, điện thoại, iphone, ipad… làm ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày và ngày càng gia tăng. Đã có rất nhiều bi kịch đau lòng xảy ra cũng chỉ vì trẻ nghiện game. 

Khi nghiện game, trẻ không còn hứng thú học tập và với những hoạt động từng thích, trẻ chơi liên tục bất kể giờ giấc nên cuộc sống bị xáo trộn. Đã có những trẻ đột tử do kiệt sức, suy nhược cơ thể vì chơi game kéo dài, liên tục. Đã có nhiều vụ án đau lòng vì trẻ nghiện game… 

Ảnh minh họa. 

Nghiện game khiến trẻ tuổi học đường mê đắm, bệnh tật, có thể mắc các chứng trầm cảm, lo âu, mất tự tin, dễ bị kích động, cảm giác có tội lỗi vì không kiểm soát được hành vi chơi game. Để có tiền chơi game có trẻ còn trộm cắp, cướp giật tài sản, thậm chí tước đoạt tính mạng của người khác, thậm chí tự đẩy mình vào con đường phạm tội... khiến bố mẹ tìm đủ cách điều trị chuyên khoa để giúp những “con nghiện” thoát khỏi ám ảnh tâm lý. 

Giai đoạn lạm dụng game có thể kéo dài, mới xảy ra hoặc theo mùa, không có thời gian cố định. Để được xếp vào rối loạn chơi game, quá trình lạm dụng game và những tính năng của game phải kéo dài trong vòng ít nhất là 12 tháng, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cá biệt phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ trầm trọng của hậu quả do chứng rối loạn này gây ra.” 

Khóa tu dành cho sinh viên. Ảnh minh họa. 

Tìm các khóa tu mùa hè để cai game 

Mỗi mùa hè về, các bố mẹ lại đau đầu tìm cách tịch thu điện thoại, đồ chơi điện tử... để con không sa đà vào chơi game. Nhưng trẻ em hiếu động, thông minh, tìm đủ mọi cách để được chơi khiến việc ngăn chặn của các bố mẹ không hoàn thiện, thậm chí thất bại. 

Để góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, giúp các em trở thành người sống có đạo đức, có trí tuệ, giàu lòng từ bi, yêu thương vài năm gần đây nhiều chùa đã tổ chức các khóa tu góp phần giúp các bố mẹ cai game cho trẻ và sớm tiếp xúc với đạo Phật. Năm nay các chùa ở Hà Nội tổ chức khóa tu hè 2019 gồm: 

Chùa Bằng (63 Phố Bằng Liệt, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai): Bắt đầu từ 18 – 22/6/2019, năm nay khóa tu hè này chỉ dành cho đối tượng từ 14 – 24 tuổi (là những khóa sinh từ năm 1995 – 2005). Đăng kí tham dự khóa tu từ 26/5/2019. 

Chùa Quán Âm (thôn An Đà, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức) 

Khóa 2: Từ 5/6 đến 9/6 dành cho tu sinh trên 12 tuổi. 

Khóa 3: 12/6 đến 16/6 cho tu sinh 7-12 tuổi. 

Khóa 4: 19/6- 23/06 cho tu sinh lứa tuổi trên 12. 

Khóa 5: 26/66- 30/6 cho tu sinh lứa tuổi 7-12. 

Khóa 6: 3/7 đến 7/7 cho tu sinh trên 12 tuổi. 

Chùa Quán Thế Âm (thôn Vĩnh An – Hồng Sơn – Mỹ Đức, chân núi chùa Cao) khóa tu 2 ngày từ 17 – 18/6/2019, dành cho thanh thiếu niên và học sinh từ 12 – 25 tuổi. Đăng kí đến hết 10/6/2019. 

Chùa Đào Xuyên (Gia Lâm): Tổ chức khóa tu cho trẻ lớp 6 – 11. Yêu cầu trẻ đã biết tự giặt quần áo, quét dọn, lau nhà… Nhà chùa không nhận trẻ có tiền sử về bệnh tim mạch, ngất xỉu, các loại bệnh truyền nhiễm, không nhận học sinh nghiện game nặng. 

Đợt 1 từ 3 – 9/6/2019; Đợt 2 từ 11 – 17/6/2019. Các em sẽ được bổ sung kiến thức, kĩ năng sống qua các khóa tu tại chùa. 

Chùa Yên Phú (xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì) khóa tu với chủ đề “Sáng tạo trong đời” dành cho học sinh và sinh viên. 

Đợt 1 từ 8 – 14/6/2019; Đợt 2 từ ngày 8 – 14/7/2019 dành cho học sinh cấp 3 và sinh viên sinh từ 1995 – 2002. 

Các chùa luôn hướng dẫn các tu sinh thiền để cân bằng tinh thần, sức khỏe. Ảnh minh họa. 

Các khóa tu mùa hè đang dần trở thành sân chơi bổ ích cho học sinh sinh viên, giúp các em rời xa game suốt khóa tu, trải nghiệm lối sống lành mạnh, thêm tự tin, ý chí và bản lĩnh hơn. 

Trong khóa tu các em phải chấp hành nội quy và thời khóa, không được phép ra khỏi chùa. Bố mẹ không được đón con về sớm. Các chùa đều yêu cầu tu sinh không mang theo đồ trang sức, điện thoại, ipad, máy nghe nhạc, các thiết bị điện tử khác. Các em không được xăm hình, không hút thuốc, không sử dụng các chất kích thích, không trang điểm, tô son, nước hoa, không mang dao kéo, đồ vật sắc nhọn, các đồ vật có giá trị như tiền, đồ trang sức, không mang theo đồ ăn. 

Ngoài được nghe giảng pháp về công ơn cha mẹ, đức sống tri ân và đền ân, cách thực hành vượt qua nghịch cảnh, thử thách… trong cuộc sống, được thực tập những điều Phật dạy để tâm hồn hướng thiện, hướng thượng... các em sẽ tham gia những trò chơi lành mạnh, bổ ích để phát huy tính năng động, thông minh sáng tạo, tinh thần cởi mở và hòa nhập. Các em cũng luôn được dặn dò tôn kính tăng, ni, các tình nguyện viên, người làm công quả... Hầu hết các khóa tu chùa không thu phí từ nơi ăn, chỗ ngủ tới trang phục... của các tu sinh. 

 

Trẻ nghiện game có một số biểu hiện như khô mắt, đỏ mắt, đau lưng, đau tay, đau cổ (do ngồi quá lâu ở một tư thế)... 

Trẻ hay mệt mỏi, bị đau đầu (do nhìn màn hình quá lâu), rối loạn giấc ngủ (do não bị kích thích, ám ảnh game, đặc biệt là trò chơi bạo lực, sức khỏe suy nhược… lâu dài dễ bị tổn thương thần kinh). 

Trẻ bị rối loạn tâm lý (do sức khỏe thể chất bị tàn phá, không giao tiếp, mất bạn bè, cô đơn, học sút kém, bỏ bê việc nhà, học hành...). 

Trẻ bị rối loạn tâm sinh lý (do hưng phấn, hoặc tiêu cực quá mức vì bị ảnh hưởng tính cách của nhân vật trong game, dễ có hành vi sai trái, bạo lực ngoài đời)...

Theo Giadinh.net.vn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Bài tập đơn giản giúp cải thiện tình trạng gù lưng ngay tại văn phòng