3 mẹo hay giúp bé ham học

2014-11-20 11:31
- Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Thu Thủy chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân mình giúp con chăm học hơn. Trong đó, có những lời khuyên vô cùng hữu ích mà các mẹ nên học hỏi.

>>> Dạy con thông minh

Một số bé rất thích học, môn nào bé cũng thích và say mê khiến cha mẹ cảm thấy vui và thật may mắn, vì không cần nhắc nhở con việc học hành; có chăng chỉ là nhắc bé tăng thêm giờ nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đủ chất vì nếu lúc nào bé cũng cắm đầu vào học thì dễ sinh ra mệt mỏi, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thể lực. Ở độ tuổi học phổ thông, ngoài phát triển trí lực thì phát triển thể lực cũng là một việc rất cần quan tâm.

Còn lại, rất nhiều bé khác lại tỏ ra lười học, chẳng thích học chút nào. Trong số các bé chưa thích học thì có hai trường hợp: Một là bé không thích học một vài môn học nào đó, hai là bé chẳng thích học môn nào cả, trường hợp thứ hai này thường ít gặp hơn. Tuy vậy, không ít bố mẹ đã cảm thấy rất phiền lòng. Hơn nữa, những bé không thích học hẳn nhiên là sẽ đạt kết quả kém hơn rồi. Vậy làm thế nào để các bé thích thú với trường lớp, sách vở và những bài giảng nhỉ?

Ta biết bất kì muốn làm tốt việc gì thì trước hết  phải “yêu”, phải thích nó – vì vậy điều đầu tiên cần là các mẹ hãy làm cho các bé yêu thích môn học.

1. Giúp bé yêu thích sách giáo khoa, đồ dùng học tập

Vì sách giáo khoa chứa “kho vàng kiến thức”. Trong suốt quá trình học tập của con, sách giáo khoa, đồ dùng học tập là “người bạn” thân thiết nhất đối với bé. Trong sách có bao nhiêu điều hay! Hãy kể cho các bé nghe về những nội dung hấp dẫn có trong sách giáo khoa và những sự kiện, sự vật,… trong thực tiễn có liên quan đến môn học đó. Các mẹ cần biết rằng nội dung được đưa vào sách giáo khoa là những nội dung chính thống, các áng văn hay có ý nghĩa, các kiến thức khoa học, tri thức phổ thông có tính chính xác cao đã được chọn lọc. Lâu nay một số phụ huynh mua rất nhiều sách tham khảo cho con mà xem thường sách giáo khoa, bỏ quên việc khai thác sách giáo khoa sao cho hiệu quả. Khi mua các đồ dùng học tập về cũng cần hướng dẫn cho con biết sử dụng sao cho đúng cách và hiệu quả, bảo quản thế nào cho tốt.

2. "Gia sư" kịp thời

Nếu các bé ở lớp trên, khi bé đã học lớp 4, 5 hay THCS, THPT thì trước hết bố mẹ bé cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân tại sao con lại không thích môn học này, môn học kia. Lí do có thể là: học khó quá nên bé không hiểu bài, không làm được bài tập, hay tại bé sợ thầy, cô dạy môn đó,… nếu biết rõ nguyên nhân thì bố mẹ bé sẽ tìm cách khắc phục. Nếu do bé học mà không hiểu bài thì cần nhờ ngay cô giáo của bé kèm riêng hay nhờ gia sư, hay ai đó có thể giúp bé “gỡ” được phần chưa hiểu đó rồi thì mọi việc sẽ thông ngay. Nếu do bé chưa thấy được cái hay, cái đẹp của môn học thì cần làm cho bé hiểu. Cần "tìm hiểu và kiểm tra thường xuyên, định kì” để kịp thời khắc phục ngay những môn bé học chưa tốt, chưa hiểu bài.


>>> Xem thêm: Mọi đứa trẻ đều thông minh, sự thật là thế!

Còn nhớ, khi con gái tôi học lớp 2, một hôm đang soạn sách, vở để chuẩn bị cho ngày hôm sau, cháu phụng phịu nói: “Mẹ ơi, con không muốn đi học ngày thứ ba, thứ sáu”, tôi giật mình hỏi: “Tại sao thế con?” thì con trả lời: "Vì hai ngày đó có môn tiếng Anh". Tôi liền giảng giải một hồi nào là: “Môn tiếng Anh quan trọng lắm, sau này cái gì cũng cần tiếng Anh con ạ, bố mẹ thiệt thòi, hồi trước chỉ được học tiếng Nga, không được học tiếng Anh,…”. Thấy con vẫn phụng phịu, tôi lại hỏi tiếp lý do vì sao con không thích học môn tiếng Anh, con trả lời: “Vì cô giáo đọc con không hiểu, khi phát âm từ Apple, mỗi hôm cô phát âm một kiểu, con không biết hôm nào là đúng”. Chắc là thế! Vì vào nhưng năm 90 ở tiểu học hầu như chưa có cô giáo nào được đào tạo chuyên tiếng Anh dạy mà đó là môn tự chọn và vẫn là cô giáo chủ nhiệm gần như dạy "tất tần tật" các môn, cô không được đào tạo bài bản về tiếng Anh.

Ngay lập tức tôi mời một gia sư là một cô vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành tiếng Anh dạy lại cho con gái cuốn Tiếng Anh tiểu học 1, đồng thời tôi mua nhiều băng đĩa tiếng Anh vui vui dành cho bé em, quan tâm xem chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ em trên Đài truyền hình,… Chỉ một thời gian ngắn, tiếng Anh của con tôi được cải thiện, con bắt đầu thích học tiếng Anh và hè năm đó tôi nhờ gia sư dạy trước cuốn Tiếng Anh tiểu học 2. Thật bất ngờ, đến lớp 5 con gái tôi được vào đội tuyển thi học sinh giỏi tiếng Anh của quận Đống Đa và đạt giải nhì, từ đó con tôi càng thích môn tiếng Anh, vào lớp 6 gần như lúc nào cũng đạt điểm 10 tiếng Anh, hôm nào đạt điểm 9 là xin cô không ghi vào sổ điểm để lần sau “gỡ” điểm 10!

Khi đã thích, đã yêu môn tiếng Anh thì con tôi càng ngày học càng tốt hơn, lớp 8, lớp 9 đều đạt giải cao của quận Đống Đa và thành phố Hà Nội, hết lớp 9 thi đỗ học bổng ASEAN và sang Singapore học chương trình học bổng đó.
 
Như vậy để con thích học một môn nào đó thì phải kịp thời tìm hiểu và phát hiện những khó khăn để kịp tư vấn, gia sư cho bé. Việc phát hiện này cũng phải "nghệ thuật" vì đôi lúc có những bé giấu đi và không muốn nói cho ai biết vì sợ bị trách mắng. Các mẹ nhớ rằng cần đồng cảm với bé để giúp bé, tuyệt đối không trách mắng.

3. Khích lệ trẻ

Nếu sự thực bé chưa chăm học, chưa thích học một vài môn nào đó, các mẹ cũng đừng la mắng bé, đừng dán nhãn cho bé là kém môn này, kém môn kia. Càng dán nhãn tiêu cực, bé càng có “niềm tin” là mình không học được môn này, môn kia và bé lại càng sợ, càng ghét môn học đó.

Qua nghiên cứu thực tiễn, đi nhiều, tìm hiểu nhiều và qua kinh nghiệm dạy con, cho thấy muốn con học giỏi trước hết phải làm cho con yêu thích môn học, gia sư kịp thời khi cần thiết và luôn luôn khích lệ bé.

Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Đặng Thị Thuy Thủy
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 bài tập đơn giản giúp Solar (MAMAMOO) có được cơ bụng số 11 đốt mắt