Cặp vợ chồng một chân Ngọc Bảo - Lệ Thu: Hạnh phúc khi con trai chạy lon ton đi lấy chân giả cho bố mẹ

Phương Nga 2022-09-20 15:00
- Hai vợ chồng mỗi người chỉ có 1 chân, nên hạnh phúc viên mãn với họ chỉ đơn giản là đẻ ra 1 đứa con có thể đi bằng hai chân. Đôi chân bé bỏng ấy giờ đã biết chạy lại ôm hôn bố mẹ, lấy nạng lấy chân giả cho bố mẹ đeo.

Căn phòng trọ rộng 20m2 (Cầu Giấy, Hà Nội) gần 2 năm nay có thêm tiếng bi bô tập nói, thi thoảng là trận khóc lớn của nhóc tì 22 tháng tuổi. Sau khi hoàn thành công việc kế toán tại công ty về giáo dục gần chỗ trọ, trên chiếc xe 3 bánh đặc biệt, Thu trở về mái ấm bắt đầu với vai trò người mẹ, người vợ. Bằng chiếc chân duy nhất, cô lò cò quanh phòng lau chùi, dọn dẹp, nấu nướng, thi thoảng quay ra trò chuyện cùng cậu con trai đang mải mân mê đống đồ chơi.

Mở cánh cửa phòng trọ, anh Ngọc Bảo (chồng Thu) - một video editor với bên chân trái giả rảo bước vào nhấc bổng cậu con trai trên giường, thơm lên má rồi áp sát bé vào lồng ngực, âu yếm.

Cả hai vợ chồng Thu đều có khiếm khuyết cơ thể. Hai mảnh ghép không hoàn hảo ấy đã gặp nhau và cùng tạo nên một câu chuyện tình ngọt ngào, xây dựng mái ấm hạnh phúc viên mãn. 

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Cuộc tìm kiếm “mảnh khuyết thất lạc”

Nguyễn Thị Lệ Thu, 28 tuổi, quê Hiệp Hòa, Bắc Giang sinh ra vốn khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nhưng lần tai nạn định mệnh năm 10 tuổi đã vĩnh viễn lấy mất chân trái của cô. Sau cú sốc đó Lệ Thu tập làm quen với cơ thể mới, gia đình trở thành điểm tựa duy nhất giúp cô vượt qua khó khăn. 

Từ một cô gái phát triển bình thường, Thu phải mất gần 3 năm để quay lại tập đi từng bước, lết trên mặt đất và sau đó là những cú ngã đau đến bật khóc để giữ thăng bằng. May mắn khi cô bé mang sẵn tính lạc quan, sau thời gian ngắn Thu quay lại trường lớp, hòa nhập với thầy cô, bạn bè nhanh chóng. 

Năm 2016, Lệ Thu hạnh phúc khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi. Cô gái khi ấy gây ấn tượng khi sở hữu má lúm duyên dáng và lọt Top 10 cuộc thi Vẻ đẹp vầng trăng khuyết năm 2019.

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Sau khi ra trường, Thu làm tại một công ty xe máy ở Hà Nội. Cô được sống đúng nghĩa “một người bình thường”, hàng ngày làm công ăn lương không phụ thuộc hay mong đợi sự thương hại từ ai.  

Lệ Thu được mọi người yêu mến, chú ý bởi nguồn năng lượng tích cực với đôi môi hồng lúc nào cũng nhoẻn miệng cười. Từng trải qua nhiều mối tình với những “chàng trai bình thường”, không có khiếm khuyết trên cơ thể. Nhưng cuối cùng, nỗi đau và đổ vỡ trong chuyện tình cảm vẫn xảy đến với cô, gắn với lý do duy nhất mà chính Thu cũng không thể phủ nhận. Mộng mơ về một chuyện tình đẹp, cái kết có hậu lập tức bị dập tắt ngay trong khoảnh khắc Thu nhận ra đôi chân là chính nguyên nhân. Từ đó, niềm tin về hạnh phúc đôi lứa cũng thôi được cô nhắc đến trong cuộc sống hàng ngày. 

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Tưởng chừng như hai chữ tình yêu sẽ không trao cơ hội cho Lệ Thu, song cuộc gặp gỡ định mệnh ấy giúp cô gặp được anh Đoàn Bảo Ngọc (29 tuổi) quê Ứng Hòa, Hà Nội.

Anh Ngọc cũng là người mang khiếm khuyết cơ thể khi buộc phải cắt chân trái vào chín năm trước vì bệnh phù chân voi. Bất chấp cơ thể không lành lặn, Bảo tham gia chạy bộ, leo núi, trượt patin. Năm 2015, anh vinh dự khi được đại diện Việt Nam dự Thế vận hội mùa đông tại Hàn Quốc, bộ môn trượt tuyết.

Sau thời gian dài âm thầm theo dõi nhau qua mạng, vào một ngày cuối tháng 12 năm 2019 Thu chủ động kết bạn và sau một thời gian trò chuyện họ quyết định hẹn gặp mặt nhau. "Tôi nhìn thấy ở anh ấy nụ cười rạng rỡ, tự tin như mình. Càng tìm hiểu nhiều hơn về Bảo, tôi càng thêm ấn tượng vì những việc anh có thể làm, đặc biệt qua video nhảy lò cò lên "nóc nhà Đông Dương" Fansipan hay trượt patin chỉ với một chân” Thu chia sẻ. 

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Ngày cả hai quyết định tiến xa hơn, Bảo đang là quản lý kiêm huấn luyện viên patin tại TP.HCM. Sau hai tháng trò chuyện qua mạng, Bảo quyết định chuyển công tác ra Hà Nội để có thể cùng Thu vun vén và xây dựng tình cảm. Tình yêu của họ đến như có sự sắp đặt từ trước, nhẹ nhàng, khiêm tốn, không phô trương nhưng chân thành, sâu sắc. Cả hai trao cho nhau cái nhìn mà sâu thẳm là sự cảm thông, thấu hiểu không cần nói ra. 

Ngày 12/3/2020 là ngày hạnh phúc nhất khi cả hai về chung một nhà trong sự chúc phúc của hai bên gia đình, bạn bè và cả những người yêu mến họ.

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

"Niềm vui" đến sớm và hành trình vợ chở chồng "đi đẻ"

Sau một tháng về chung một nhà, Thu và Bảo vỡ òa trong niềm vui sướng khi biết mình “sắp được lên chức”. Trong hoàn cảnh của hai vợ chồng khi đó, ít ai nghĩ rằng niềm hạnh phúc lại đến sớm như vậy. 

Nhắc đến câu chuyện phát hiện mình có thai, Thu vẫn không giấu được cảm xúc vui mừng hiện trên gương mặt và giọng nói. Thu kể lại: “Mình nhớ hôm đó “bị chậm”, cơ thể khá mệt mỏi, đến công ty mọi người cứ bảo đi mua que về thử đi, lúc đó nghĩ bị cúm xoàng nên mặc kệ. Về nhà chồng bảo đi mua que thử, hai vợ chồng không có kinh nghiệm, thử đến 4 lần 2 vạch vẫn nghi ngờ. Cuối cùng phải mang ra hiệu thuốc nhờ họ xem giúp”.;

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Vừa kể, Thu vừa cười khúc khích khi nhớ lại “điều ngớ ngẩn” của cả hai vợ chồng. Chắc như “đinh đóng cột” là có bầu, Thu và Bảo nhanh nhanh chóng chóng gọi điện về báo cáo cho ông bà 2 bên nội ngoại. Cũng không kém cạnh đôi vợ chồng, 2 bên ông bà vui sướng, sắp xếp trứng gà, đồ ngon ở quê gửi lên Hà Nội cho con gái, con dâu để tẩm bổ.

Từng lo lắng về chuyện sinh nở vì cả hai đều là người yếu thế, gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Thời gian yêu, Thu và Bảo cùng nhau lên kế hoạch đi khám sức khỏe, chuẩn bị sẵn tinh thần, tư tưởng và kinh tế để chào đón thành viên mới. Song, niềm hạnh phúc đến nhanh khiến mọi dự định “đổ bể”, từ đó cả nhà tập trung hoàn toàn vào Thu và thai nhi trong bụng.

Thu mang bầu nên phải bỏ chân giả, chuyển sang dùng nạng. Vốn là người hiếu động, hoạt bát nhưng với "chiếc bụng" ngày càng to, khả năng giữ thăng bằng càng kém, Thu phải chuyển từ cao gót sang đi giày bệt, sneaker. Nói không với các món ăn nhanh, trà sữa, Thu bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

May mắn trong thời kỳ mang thai, Bảo chủ động “tranh giành” việc nhà của Thu. Chỗ làm cách chỗ trọ cả chục cây số, nhưng sáng nào Ngọc cũng dậy sớm nấu cơm, chuẩn bị bữa sáng, đồ dùng cho vợ đi làm, đưa vợ đến công ty rồi tối về lại tất bật lo cơm nước cho vợ. Lần đầu học cách làm cha, Bảo tìm mua sách dành cho phụ nữ mang thai, từ cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng cho mẹ, cho bé… tất cả đều được anh tự mày mò, tìm hiểu mỗi ngày.

Hạnh phúc là thế nhưng Thu và Bảo vẫn lo lắng về việc sợ con bị ảnh hưởng, di chứng khuyết tật từ bố mẹ. “Thời gian mang bầu hai đứa suy nghĩ rất nhiều về vấn đề ảnh hưởng đến thai nhi. Vì thế, những mốc quan trọng vợ chồng đi khám, đi kiểm tra đầy đủ và cứ mỗi một mốc thai kỳ chỉ cần bác sĩ báo rằng các chỉ số của con bình thường là hai vợ chồng thở phào, nhẹ nhõm”, Thu chia sẻ.

Cả hai vợ chồng đều chỉ có một chân nên nhiều việc không làm được, phải nhờ đến sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Có kỉ niệm Thu không bao giờ quên, khi ở tuần 32 của thai kỳ, cô tự nhiên bị đau bụng dữ dội sau khi ăn. Theo lẽ thường chồng sẽ là người bế vợ đưa đi viện, nhưng do hoàn cảnh Bảo buộc phải cầu cứu hàng xóm bế vợ từ tầng 6 xuống ngõ để lên xe, gọi cho một đồng nghiệp nhờ đi theo taxi, bế cô vào phòng khám. 

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Hành trình đi đẻ với vợ chồng Thu như một chuyến đi chơi. Sau khi chở nhau đi ăn sáng, vợ cầm lái chiếc xe 3 bánh tự chế, anh chồng ngồi sau ôm balo, giỏ đồ tiến thẳng đến bệnh viện chờ mổ. Đến giờ hình ảnh “vợ chở chồng đi đẻ” vẫn được cô nhắc lại khi nhớ ảnh chụp ngày sinh bé trai đầu lòng.

Sau 38 tuần trong bụng, em bé cất tiếng khóc chào đời khỏe mạnh nặng 3,1kg. Bảo thì thầm tai vợ: "Thế là trong gia đình vợ chồng một chân đã có thành viên hai chân rồi".

“Giây phút nhìn thấy con, tôi chắc chắn con mình đã được an toàn, khỏe mạnh, khoảnh khắc đó vô cùng nhẹ nhõm và yên tâm”, Thu cho biết.

Giai đoạn chăm con mọn được vợ chồng Bảo gọi là thời kỳ "lặc cò cò" (nhảy lò cò). Ngày mới sinh bé, 2 vợ chồng luân phiên về nội ngoại nhờ sự giúp đỡ. Có lẽ dù không chuẩn bị tinh thần trước, nhưng từ khi Minh Trí ra đời bản năng bố mẹ như được trỗi dậy. Có những đêm chỉ nghe “chồng ơi”, Bảo lại bật dậy, không có thời gian để chống gậy hay đeo chân giả, anh cứ thế nhảy lò cò ra dây phơi lấy khăn, lấy chậu, pha nước ấm. Thay đồ xong cho con, anh lại nhảy ra vòi nước giặt giũ, phơi phóng. 

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Một năm chăm con mọn lại đúng vào năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bảo buộc phải chuyển sang làm freelance (công việc tự do) để ở nhà hỗ trợ vợ, song thu nhập của hai vợ chồng đều thấp. Gia đình nội ngoại làm nông, hỗ trợ có hạn, đã có lần bí quá, Thu phải lên mạng nhờ mọi người hỗ trợ cho con hộp sữa. 

Hai vợ chồng lính chì cứ thế động viên nhau, bởi điều họ cảm nhận rõ nhất là niềm hạnh phúc khi nhìn con lớn lên từng ngày, ngoan ngoãn, gia đình hạnh phúc. Trở lại căn phòng trọ sau 3 tháng ở quê cùng ông bà, đôi vợ chồng bắt đầu tự lo cho con, mọi khó khăn lần lượt được họ vượt qua bằng niềm tin và sức mạnh tình yêu.  

Ngày con nhỏ, vợ chồng thay nhau bồng con trên tay, nhún nhảy một chân cho con dễ ngủ. Khi Minh Trí biết trườn, bò, tốc độ ngày một nhanh tần suất bố mẹ phải nhảy để kéo lại càng dồn dập. Cũng vì bế con bằng một chân, không ít lần sàn nhà ướt cả chồng cả vợ bị mất thăng bằng, vài lần hú vía nhưng chưa từng làm con ngã, rơi.

Cần có kiến thức, nền tảng tốt để đồng hành cùng con

Đối với hai vợ chồng Thu và Bảo, cả hai đều thống nhất không đặt nặng quá nhiều kỳ vọng vào con. Điều bà mẹ 1 chân mong muốn nhất là trong tương lai con sẽ trở thành một đứa trẻ luôn vui tươi, lạc quan, một người con trai tử tế, biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh.

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Bản thân Thu và chồng đều là những người có kiến thức, đọc nhiều tài liệu và sách vở, tuy nhiên cô cho rằng không thể áp dụng hay là áp đặt một cái cuốn sách hay theo cách của một ai đó lên con của mình. Tùy vào từng hoàn cảnh để tạo một môi trường tốt nhất, phù hợp cho con phát triển và hình thành nhân cách là cách mà đôi vợ chồng hướng đến.

Bố mẹ chính là tấm gương lớn để con học hỏi, làm theo, với Thu muốn con trở thành người thế nào thì bố mẹ phải tạo ra được môi trường rèn luyện cho con. Bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng cần phải học tập và phát triển bản thân để có thể có kiến thức tốt để nuôi dạy con cũng như là đồng hành cùng con.

“Nuôi con thì đâu có phải giống như trồng cây kiểu như là hỏng cây này rồi thì mình trong cái khác hay kiểu đẻ nhiều hỏng đứa này có đứa kia. Để nuôi dạy một đứa con trở thành người có ích, chỉ có cách duy nhất là bố mẹ cần phải có những nền tảng tốt, những kiến thức tốt để có thể đồng hành và nuôi dạy con”, Thu bộc bạch.

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Tuy nhiên, Thu và chồng vẫn luôn dành thời gian học tập, đọc sách, tham khảo nhiều nguồn để có thể chắt lọc, áp dụng phù hợp với con mình. Bên cạnh thời gian đi làm đôi vợ chồng 1 chân luôn chơi cùng con, lắng nghe từng tiếng nói, quan sát từng cử chỉ của con. Bởi vậy, Thu xóa bỏ từ “áp đặt” dành cho con, ngược lại cô luôn làm theo điều khiến con vui vẻ, hạnh phúc và phát triển trong môi trường tự nhiên, thoải mái nhất. 

Mỗi ngày trôi qua, Thu và chồng luôn góp nhặt những kỷ niệm đẹp đẽ với cậu con trai. Nhìn con ngày một lớn, niềm hạnh phúc cứ thế lớn dần, niềm tin vào thiên thần bé nhỏ cũng càng lớn hơn. Đó là khoảnh khắc lần đầu tiên con biết ngồi, bi bô gọi mẹ…

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Với vợ chồng Thu và Bảo, có điều đặc biệt hơn là Minh Trí hiểu rõ vấn đề bố mẹ là một người khuyết tật, bị khiếm khuyết. Bởi thế, bất cứ ai trêu hay lấy nạng của bố mẹ Trí sẽ có thái độ phản kháng và đòi lại. Quen với hình ảnh bố hàng ngày sử dụng chân giả đi lại, Minh Trí giờ đây cũng lon ton chay lại lấy chân giả và dụng cụ để bố đeo. 

Bà mẹ 1 con tâm sự: “Mặc dù con chưa biết nói nhưng con cũng biết rằng bố mẹ mình cũng khó khăn trong vấn đề đi lại, thế nên con rất biết cách bảo vệ an toàn cho đồ dùng giúp bố, mẹ đi lại hàng ngày. Có những lần đang chơi, tự nhiên con lại sà vào lòng ôm hôn mình, ôi cảm giác hạnh phúc khó nói thành lời lắm”.

Hành trình xây dựng mái ấm của đôi vợ chồng một chân: “Nuôi con không giống trồng cây, hỏng cây này trồng cây khác”

Hiện tại, Thu và chồng dành hết thời gian, kiến thức có được để chăm sóc tốt nhất cho bé Minh Trí. Sau này, khi kinh tế và kinh nghiệm trau dồi đủ vợ chồng lính chì sẽ sẵn sàng hơn để chào đón đứa con thứ hai. 

Hàng ngày, sau giờ làm mệt mỏi hình ảnh chồng bồng con ra mở cổng chào mẹ là khoảnh khắc Lệ Thu mong mỏi nhất. Từng cử chỉ, hành động giản dị nhưng chân thành ấy là lớp keo vô hình ngày càng gắn chặt thêm tình cảm của gia đình nhỏ. Vượt lên những khó khăn, trở ngại để đạt được hạnh phúc như hiện tại, Minh Trí chính là nguồn động lực lớn nhất để vợ chồng 1 chân cố gắng hơn trong cuộc sống.

Phương Nga

Ảnh: NVCC

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách xem mật khẩu WiFi đã lưu trên điện thoại, máy tính đơn giản