8 quan niệm nuôi dạy con lỗi thời cha mẹ nên bỏ ngay
Tin liên quan
1. “Bạn phải quát mắng con để thể hiện quyền lực”
Phương pháp nuôi dạy con cái theo kiểu quát mắng vẫn còn ăn sâu trong suy nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên, bạn nên biết đó không phải là một cách giáo dục trẻ em hiệu quả. Không những vậy có thể khiến trẻ bị tổn thương. Cách này sẽ khiến cha mẹ và con cái xa rời nhau.
Đánh con không phải là kiểu gây hấn duy nhất. Cha mẹ sử dụng những lời lẽ nặng nề hoặc cao giọng như một cách để dạy con cái sẽ không hiệu quả. Thay vì giúp con cải thiện hành vi của mình, điều này chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn và phát sinh các vấn đề khác.
2. “Cha mẹ nên là người bạn tốt nhất của con”
Mặc dù các phương pháp tiếp cận độc đoán như trừng phạt bằng lời nói và thể xác không mang lại kết quả tốt nhưng dễ dãi quá sẽ khiến trẻ không tuân theo các nguyên tắc và tôn trọng cha mẹ. Cha mẹ nên được coi là “hình mẫu” cho con cái, vì vậy bạn hãy dạy con tuân theo các quy tắc và thấm nhuần các giá trị giúp con sống trong xã hội.
3. “So sánh anh chị em ruột sẽ cải thiện thái độ hoặc hiệu suất của con”
Nhiều khi cha mẹ tin một đứa trẻ được nuôi dạy theo phương pháp kỷ luật sẽ có khả năng thành công hơn trong tương lai. Và việc chú ý đến đứa trẻ thể hiện những phẩm chất này và lấy chúng làm gương để noi theo sẽ khiến anh chị em ruột ganh đua và xung đột.
Mỗi đứa trẻ đều có những điểm khác biệt riêng và không phải lúc nào đứa trẻ cũng thành công khi trở thành học sinh giỏi nhất ở trường. Tốt nhất bạn nên đánh giá đúng điểm mạnh của mỗi đứa trẻ chứ không nên so sánh chúng một cách trực tiếp.
4. “Cha mẹ tốt nuôi dạy con cái thành công”
Để giúp con thành công, có nhiều bậc cha mẹ đã đăng ký cho con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để có thể trau dồi các kỹ năng cho con. Nhưng làm như vậy sẽ khiến trẻ chán nản, hoàn thành được kỳ vọng của cha mẹ mà không thỏa mãn mong muốn của bản thân.
5. “Cha mẹ không nên để con thấy mình buồn”
Các bậc cha mẹ thường cố gắng khắc họa hình ảnh hoàn hảo của mình và tránh thể hiện mình là những người dễ bị tổn thương trước mặt bọn trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là trẻ em cần biết rằng người lớn cũng có những lúc thờ ơ hoặc buồn bã. Không nên coi thường cảm giác, hãy bộc lộ cảm xúc của bạn để trẻ biết cách không che giấu cảm xúc khi chúng trải qua khủng hoảng ở một số thời điểm nhất định trong cuộc đời.
6. “Cho con tham gia nhiều hoạt động sẽ học giỏi hơn”
Trong khi các hoạt động ngoại khóa có thể giúp trẻ phát triển các kỹ năng lãnh đạo và xã hội hóa, thì làm quá nhiều bài tập về nhà cũng có thể khiến trẻ có kết quả học tập kém. Điều này đặc biệt đúng đối với những người trẻ đang học năm cuối cấp và có trách nhiệm với gia đình.
Đăng ký cho con tham gia các khóa học hoặc hội thảo khác nhau có thể khiến trẻ căng thẳng và lo lắng. Trẻ em cần thời gian để vui chơi hoặc thư giãn sau khi học. Do đó, nếu trẻ từ chối tham gia một hoạt động nào đó, bạn nên nói và thảo luận với trẻ về khả năng bỏ nó hoặc thiết lập các ưu tiên khác.
7. “Ngủ với cha mẹ rất an toàn”
Người ta tin rằng rằng ngủ chung giúp trẻ em cảm thấy an toàn và các bà mẹ đang cho con bú sẽ ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu có các yếu tố khác chẳng hạn như tư thế ngủ của trẻ hoặc sức khỏe của cha mẹ thì nên thử các biện pháp khác như đặt trẻ ngủ trong nôi.
8. “Đừng bế trẻ quá nhiều nếu không trẻ sẽ quen”
Về mặt sinh học, con người hoàn toàn dễ bị tổn thương trong những tháng đầu đời. Đó là lý do tại sao trẻ sơ sinh luôn phải ở bên mẹ để cảm thấy an toàn và được bảo vệ trước mọi mối đe dọa. Gần gũi, ôm ấp giúp em bé phát triển tốt và cũng giúp chúng xác định cha mẹ của chúng với những người khác.
Ngọc Huyền – Theo brightside
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất