3 thời kỳ 'nổi loạn' của trẻ, cha mẹ nắm được phương pháp giáo dục con lớn lên cũng có tương lai hơn

Moon 2022-04-26 15:45
- Quá trình trưởng thành của trẻ nhất định phải trải qua giai đoạn "nổi loạn". Trẻ trong giai đoạn "nổi loạn" rất cần sự giúp đỡ của cha mẹ, có phương pháp nuôi dạy con đúng cách thì trẻ sẽ trở nên ngoan hơn.

Thời kỳ nổi loạn của bé 2-4 tuổi

3 thời kỳ 'nổi loạn' của trẻ, cha mẹ nắm được phương pháp giáo dục con lớn lên cũng có tương lai hơn

Bé trong giai đoạn này còn rất nhỏ nhưng đã dần hình thành sở thích riêng nên cha mẹ sẽ cảm thấy con “ngỗ ngược”. Tâm lý của bé là tự cho mình là trung tâm như ném đồ bừa bãi, không muốn chia sẻ đồ đạc của mình với người khác, sẽ gây khó dễ khi người khác làm, chống lại sự chỉ dẫn của cha mẹ,… Bé cũng thường sử dụng một số hành vi phóng đại để thu hút sự sự quan tâm của cha mẹ.

Đối mặt với con cái trong giai đoạn nổi loạn này, cha mẹ không nên quá dân chủ ở một mức độ nào đó, tất nhiên việc cụ thể cũng tùy trường hợp mà phải khéo léo. Ví dụ, nếu một đứa trẻ không chịu đánh răng vào buổi tối thì cha mẹ không thể cho phép trẻ không đánh răng mà có thể để trẻ tự chọn "đánh răng một mình" và "đánh răng cùng bố mẹ".

Thời kỳ nổi loạn dành của trẻ từ 7-9 tuổi

3 thời kỳ 'nổi loạn' của trẻ, cha mẹ nắm được phương pháp giáo dục con lớn lên cũng có tương lai hơn

Đây là bước phát triển nhận thức về bản thân lần thứ 2. Trẻ ở độ tuổi này sẽ cảm thấy mình đã lớn, muốn làm gì thì làm, không muốn bị bố mẹ làm thay như trước nữa. Các em không muốn để bố mẹ nắm tay nữa, tự mặc quần áo và đi giày, không thích người khác giúp mình. Ý thức muốn được công nhận của các em rất nổi bật.

Trẻ ở độ tuổi này không thích được chỉ đạo và rất mong muốn được tôn trọng. Vì vậy, cha mẹ lúc này nên trao niềm tin cho con, tin vào khả năng chịu đựng độc lập của con, hiểu được suy nghĩ và sở thích của con thông qua giao tiếp và thảo luận, hỗ trợ hơn là làm thay con.

Thời kỳ nổi loạn của trẻ 12-16 tuổi

3 thời kỳ 'nổi loạn' của trẻ, cha mẹ nắm được phương pháp giáo dục con lớn lên cũng có tương lai hơn

Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cơ thể trẻ em đã bước đầu trưởng thành nhưng tâm lý chưa đủ trưởng thành, đang trong thời kỳ nhạy cảm. Một mặt các em không hình thành được ý kiến ​​chín chắn, mặt khác sẽ nghi ngờ “uy quyền” và lời nói của cha mẹ. Đồng thời, chúng sẵn sàng giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi hơn, chú ý đến các mối quan hệ đồng đẳng, và không sẵn sàng giao tiếp với cha mẹ.

Đối với trẻ vị thành niên chú ý đến lòng tự trọng, cha mẹ cần hiểu sâu sắc tâm tư của trẻ. Giai đoạn này là giai đoạn cha mẹ nên làm bạn với con cái, chỉ có thực sự hiểu và tôn trọng con cái thì mới có thể hướng dẫn con cái một cách chính xác. Khi trẻ cảm thấy cáu kỉnh và gặp phải những trở ngại, cha mẹ không nên tỏ ra là "bề trên" và cho rằng đó là những điều nhỏ nhặt. Hãy đặt mình vào vị trí của con để giúp trẻ chấp nhận những cảm xúc này, từ đó hướng dẫn trẻ giải quyết vấn đề.

Cuối cùng, các bậc cha mẹ cũng nên nhớ rằng, việc nắm vững phương pháp dạy con chính xác là rất quan trọng, đồng thời tâm lý của cha mẹ cũng là một yếu tố quan trọng giúp trẻ bước qua giai đoạn nổi loạn và trưởng thành hơn.

Moon/Theo Sohu

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Đừng bao giờ tự tin về vị trí của mình trong trái tim ai đó