Cách làm trứng vịt bắc thảo tại nhà đảm bảo tốt cho sức khỏe gia đình
Trứng bắc thảo có xuất xứ từ đất Trung Quốc và ngày càng trở nên phổ biến với người Việt. Người phương Tây gọi loại trứng này với cái tên “trứng ngàn năm” vì họ thấy ngạc nhiên khi trứng chuyển sang màu đen. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trứng bắc thảo chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người ăn kiêng, giảm mỡ. Dưới đây, báo phụ nữ Emdep hướng dẫn bạn cách làm trứng vịt bắc thảo đơn giản, dễ làm nhất.
Cách làm trứng vịt bắc thảo
Nguyên liệu
- Trứng vịt: 4 quả
- Bồ kết: 5 trái
- Diêm sinh: 1/2 thìa cà phê
- Quế bộ: 4 thài cà phê
- Đinh hương: 1 thìa cà phê
- Trà mạn: 70 g
- Rau dền gai: 300 g (có thể thay bằng trấu)
- Lá trắc bách diệp: 20 g
- Phèn chua: 4 thìa cà phê
Nguyên liệu làm trứng vịt bắc thảo
Các bước làm trứng vịt bắc thảo
Bước 1: Sơ chế
Trứng rửa sạch, lấy khăn lau khô.
Cho phèn chua hòa tan với 1 lít nước. Sau đó cho trứng vào ngâm 3 ngày để lòng trắng được trong và vàng.
Sơ chế trứng vịt
Bước 2: Pha hỗn hợp bùn
Bồ kết mang đi nướng thành than, sau đó giã nhuyễn.
Pha trà mạn với 1 lít nước sôi.
Tán nhuyễn đinh hương sao vàng.
Lá trắc bách diệp giã nhỏ.
Phơi khô rau dền gai, sau đó đốt lấy tro, trộn bột quế, lá trắc bách diệp, diêm sinh.
Pha tất cả các nguyên liệu bên trên lại với nhau thành hỗn hợp bùn.
Pha bùn
Bước 3: Bọc trứng
Phết hỗn hợp bùn lên trứng. Sau đó lăn trứng qua vỏ trấu sao cho bao kín quả trứng. Lưu ý phết trứng và lăn trấu thật đều.
Tiếp đến xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới, cho vào bình kín, chôn dưới đất khoảng 3-5 tháng ( khoảng tháng thứ 3 là lớp bùn bắt đầu khô lại).
Bọc trứng
Bước 4: Thành phẩm
Trứng vịt bắc thảo bên ngoauf có nàu nâu đen trong suốt, bên trong xanh xám, có vị hăng, béo. Với những người ăn lần đầu có thể khó ăn nhưng từ từ sẽ quen và gây nghiện.
Trứng vịt bắc thảo
Trứng bắc thảo có cần luộc khi ăn?
Trứng bắc thảo luộc hay ăn sống đều được. Trứng bắc thảo sống dẻo, mềm, hơi dính. Trứng luộc vỏ ngoài sẽ dai, giòn hơn, trước khi luộc lưu ý gỡ lớp bùn bên ngoài, rửa sạch và mang luộc 20-25 phút với lửa vừa và đậy nắp nồi khi luộc.
Những món ăn kèm với trứng bắc thảo
Có nhiều món ăn có thể ăn kèm trứng bắc thảo nhưng phổ biến là những món sau đây:
Súp: Trứng bắc thảo thường được dùng trong các món súp như súp cua, súp óc heo, súp hào...
Cháo: Cháo trứng, cháo cá, cháo nấm…cho thêm trứng bắc thảo cũng khá phù hợp.
Đậu hủ: Đậu hủ nhồi trứng bắc thảo chà bông, đậu hủ non chiên xù trứng bắc thảo, tàu hũ ky cuộn trứng bắc thảo… cũng là món ắn hấp dẫn.
Cơm chiên: Trứng bắc thảo dùng để chiên cơm sẽ tạo hương vị mới lạ, độc đáo cho món ăn.
Súp cua trứng bắc thảo
Cách chọn trứng vịt ngon
Bạn có thể kiểm tra trứng bằng nước muối. Cho 50 g muối hòa tan với 1 lít nước, thả trứng vào. Nếu trứng chìm là trứng tốt.
Ngoài ra, bạn có thể soi trứng. Để ánh sáng chiếu vào đầu to của trứng (nên soi trong bóng tối và dùng đèn), nhìn ngang quả trứng và soi. Trứng tươi thường có màu hồng trong suốt, túi khí (phần lõm vào) không chuyển động và có đường kính bé. Còn trứng cũ sẽ có túi khí to, đường vân hiện rõ. Trứng hỏng (thối) lòng đỏ bị vỡ, màu xám đục.
Soi trứng vịt
Một số lợi ích từ trứng bắc thảo
Trứng bắc thảo có khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tăng trưởng hồng cầu, bảo vệ đường hô hấp, ngăn ngừa viêm phổi. Ngoài ra, món này tốt cho những người hay bị xuất huyết, tốt cho phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt. Đáng chú ý, trứng bắc thảo giúp giải rượu, giải nhiệt, giải độc gan, cầm tiêu chảy…
Chúc bạn thành công với cách làm trứng vịt bắc thảo như trên nhé!
Tiểu Phi (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất