10 đặc điểm của các CEO Nhật Bản
2015-08-13 08:06
- CEO ở mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng biệt. Và khi nhắc đến những CEO Nhật Bản, chúng ta không thể phủ nhận rằng họ có nhiều phẩm chất đáng để chúng ta học hỏi hơn các quốc gia phương Tây.
Tin liên quan
1. Tự xin giảm lương trong tình hình kinh tế khó khăn
Bên cạnh Haruka Nishimatsu đến từ hãng hàng không Japan Air Lines, nhiều CEO khác đến từ đất nước mặt trời mọc đều tuyên bố rằng họ sẽ chia sẻ gánh nặng của sự khủng khoảng kinh tế bằng cách tự xin giảm lương. Satoru Iwata đến từ công ty sản xuất video game Nintendo đã phát biểu rằng ông chấp nhận mức lương thấp hơn giống như lãnh đạo của Toyata đã làm và từ chối nhận tiền thưởng trong 2 năm liên tiếp.
Tổng cộng, đã có rất nhiều lãnh đạo đến từ hơn 200 công Nhật Bản đã xin cắt giảm lương của họ kể từ năm 2009 đến nay.
2. Đi làm bằng phương tiện công cộng
Haruka Nishimatsu, CEO của Japan Air Lines đã từng phát biểu rằng một tổ chức không thể có người có mức chênh lệch cao thấp kẻ trên cao, người dưới thấp được. Ông đã có nhiều việc làm để thể hiện quan điểm đó của mình. Ví dụ, dù là CEO của một tập đoàn hàng không lớn, ông thường xuyên đi xe buýt đi làm và ông cũng cắt mỗi đặc quyền điều hành của mình khi ông phải sau thải nhân viên của mình. Các CEO khác luôn ngưỡng mộ ông và đã lấy ông làm bài học để đời.
3. Lương của CEO Nhật Bản bằng 1/6 của CEO Mỹ
Trong năm 2010, các giám độc điều hành của Nhật Bản đã thực hành thắt chặt chi tiêu nếu họ kiếm được hơn 1,1 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Dưới 3000 CEO (trong số trên 3000 công ty ở Nhật) đã tiết lộ tiền lương của họ và khi điều này được làm rõ người ta mới phát hiện ra rằng họ đã chi tiêu trung bình bằng 1/6 cáo CEO Mỹ.
4. Ưu tiên tuyển dụng người trong gia đình
Mặc dù các hồ sơ CEO của người nước ngoài tại Nhật Bản tăng cao trong những năm gần đây, nhưng người Nhật có xu hướng ưu tiên tuyển dụng người quen và người trong gia đình. Đây là đặc trưng truyền thống của văn hóa Nhật Bản, ăn sâu vào suy nghĩ của các công ty. Họ chỉ muốn thuê những người có quan hệ thân quen để thực hiện quyền thừa kế và gìn giữ phẩm chất trung thành của người Nhật.
5. Có tỉ lệ biến động nhân sự cao nhất thế giới
Tỉ lệ biến động nhân sự của CEO Nhật bản là 18% trong năm 2010, trong đó bao gồm cả các trường hợp thừa kế đã lên kế hoạch (một đặc điểm truyền thống ở nơi đây). Và với tỉ lệ phần trăm trên, Nhật BẢn trở thành quốc gia có tỉ lệ biến động nhân sự cao nhất thế giới.
6. CEO Mỹ ngủ đêm nhiều hơn CEO Nhật Bản
Người Nhật được biết đến với sự chăm chỉ làm việc và văn hóa công sở đáng học tập. Tuy nhiên, theo một báo cáo, trung bình, các CEO Nhật bản ngủ tối nhiều hơn các CEO Mỹ của họ khoảng 1 giờ 15 phút. Họ có thể ngủ bất kể khi nào họ mệt mỏi, khi đang ngồi xe đi công tác hoặc ở văn phòng làm việc.
7. Biết cách cân bằng công việc và cuộc sống cho nhân viên
Karoshi là một từ được nhắc đến nhiều ở Nhật Bản. Từ này nhằm mô tả tình trạng tử vong do làm việc quá sức. Trong nỗ lực nhằm giảm thiểu Karoshi, thuật ngữ “work-life balance” (cân bằng công việc và cuộc sống) được đưa ra và đang đạt được những cải thiện đáng kể. Thậm chí, có cả công ty được thành lập và có CEO quản lý công ty để đem đến dịch vụ tư vấn tốt nhất giúp người lao động cân bằng được công việc và cuộc sống của họ. Đó là công ty tên Work Life Balance, với nữ CEO là Yoshie Komuro.
8. Uống rượu sau giờ làm cùng đội
Khác với các nước phương Tây, rượu bị cấm sử dụng ở công ty, ở Nhật người lao động có thể uống rượu cùng người quản lý sau giờ làm và việc làm này giúp làm tăng động lực làm việc của cả đội lên cao hơn.
9. Coi trọng sự hòa thuận và các thỏa hiệp
Debra Hazelton, tổng giám đốc Ngân hàng Mizuho Corporate đã làm việc rất nhiều năm tại Nhật Bản và bà đã có một cái nhìn sâu sắc hơn về phong cách quản lý của các CEO Nhật Bản. Bà nhấn mạnh rằng các lãnh đạo Nhật Bản là những người có tầm nhìn về văn hóa rất lớn. Họ luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi trường hợp và không làm vấn đề trở nên gay gắt khi thỏa thuận làm ăn với các bên liên quan. Điều này rất trái ngược với phong cách làm việc của các nước phương Tây. Kết quả là Nhật Bản hạn chế được rất nhiều các mâu thuẫn với đối tác và đạt được nhiều thỏa thuận với họ.
10. Giữ uy tín
Tại đất nước mặt trời mọc, việc giữ gìn uy tín và nói lời xin lỗi là vô cùng quan trọng. Đây được coi là việc cần phải học, rèn luyện và trở thành văn hóa quốc gia. Nếu họ gây ra một sự cố nào đó, việc xin lỗi sẽ được làm ngay lập tức một cách chân thành nhất. Các biện pháp để khắc phục sai sót hoặc thiệt hại cũng được làm ngay, thay vì nổi giận và truy xét xem ai là người gây ra lỗi. Câu chuyện về các các chết của công nhân trong một nhà máy ở Nhật Bản là ví dụ. Vị CEO của công ty sẽ đến tận nhà của gia đình có người chết để cúi đầu xin lỗi và đưa sự kiện lên TV công khai, thay vì tìm cách giấu giếm dư luận.
Nguyễn Mai – Nguồn: BI
(Theo Congluan)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất
Top 3 con giáp hễ kết hôn là dễ có vận khí thăng hoa, tài lộc tấn tới, gánh vàng, gánh bạc về nhà