'Thương cho roi cho vọt', dù xót con đến đâu cũng nên để con sớm trải nghiệm 6 loại khổ này

Đông Miên 2023-08-05 09:20
- Nhà văn Âu Dương Tu đã từng nói: "Khó khăn bộc lộ tài năng, từ đó mà có được thành công".

Có người nói rằng đa số vấn đề ở trẻ đều xuất phát từ gia đình. Tương lai của trẻ cũng có thể thay đổi dựa vào cách nuôi dạy từ phụ huynh. Bạn có thể chiều con mình cả đời, nhưng khi đã bước vào xã hội, người khác sẽ không làm điều đó thay bạn. Dù xót con đến đâu, bạn cũng nên để con chịu đựng 6 loại khổ này. Tin chắc rằng trong tương lai chúng sẽ cảm ơn bạn.

Khổ cực khi học hành

Nhà thơ Lâm Phúc thời Bắc Tống đã từng nói: “Trẻ không siêng năng, về già vất vả, trẻ nghe theo người nhà, về già sẽ an vui”. Cái khổ trong học hành bắt đầu từ chịu khổ những việc nhỏ, đừng sợ khổ, hãy chủ động chịu khổ, chịu khổ càng nhiều thì tương lai càng rộng mở.

'Thương cho roi cho vọt', dù xót con đến đâu cũng nên để con sớm trải nghiệm 6 loại khổ này

Cuộc sống của người có học hành và người không học là hoàn toàn khác nhau. Khi còn trẻ, chúng ta cứ coi học tập là điều khó khăn nhất trên đời. Nhưng tới khi bước ra ngoài xã hội, nhiều người mới nhận ra, đó là con đường đẹp nhất trong cuộc sống. Khi có cơ hội, dù ở bất cứ độ tuổi nào, nãy nỗ lực học tập và tích lũy kiến thức nhiều hơn.
Khi đứa trẻ muốn lười biếng, hãy đồng hành. Khi trẻ muốn bỏ cuộc, hãy động viên. Một ngày nào đó, trẻ sẽ biết ơn công sức mà mình đã bỏ ra để có được ngày hôm nay. Không nhất thiết phải học giỏi tất cả các môn mà quan trọng là tìm ra lĩnh vực khiến mình thực sự hứng thú, quan tâm và nuôi dưỡng đam mê.

Khổ cực khi lao động

Có một câu nói rằng: “Bạn càng ít muốn sai khiến bọn trẻ, bọn trẻ càng trở nên vô dụng". Lao động là điều vinh quang nhất, đồng thời cũng là điều khó khăn và mệt mỏi nhất. Cha mẹ khuyến khích con cái làm việc nhà và đi làm thêm, không chỉ để chia sẻ trách nhiệm gia đình mà còn để con cái hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em càng yêu lao động thì tỷ lệ có việc làm càng cao và hạnh phúc trong cuộc sống càng lớn. Yêu một đứa trẻ thật sự không phải là đặt con vào cái ấm, mà là ủng hộ và tin tưởng con trong mọi quyết định.

Khổ cực khi đương đầu những lời chỉ trích

Những đứa trẻ khi mắc lỗi cần được phê bình, chịu kỷ luật đúng cách, chứ cha mẹ không thể đứng ra bao che hay bảo vệ con một cách thiếu nguyên tắc. Sự chỉ trích chắc chắn làm cho trẻ khó chịu, nhưng chính vì sự khó chịu mà trẻ biết rằng mình làm chưa tốt.

'Thương cho roi cho vọt', dù xót con đến đâu cũng nên để con sớm trải nghiệm 6 loại khổ này

Người xưa có câu: "Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ". Con cái ví như cái cây cảnh, tạo dáng thế nào là do ta uốn nắn. Cứ từ từ từng bước, kiên trì, nghiêm khắc và bao dung, cha mẹ sẽ uốn được những chồi non. Xây dựng tính kỷ luật cho trẻ và giúp con sẵn sàng đương đầu với những lời chỉ trích là nhân tố không thể thiếu để trẻ được uốn nắn nên người. Khi lớn lên, trẻ mới như cây đại thụ cao lớn, xum xuê, đủ bản lĩnh đối mặt mưa gió.

Khổ cực từ suy nghĩ

Khổng Tử đã từng nói: “Học mà không suy nghĩ thì vô dụng, còn nghĩ mà không học thì chết”. Một giáo sư tại Đại học Thanh Hoa cũng chỉ ra rằng: Ở Trung Quốc, 90% trẻ em đang giả vờ học. Một số trẻ cho rằng việc học là như thế này: đến lớp đúng giờ, làm bài đúng giờ, được điểm cao là thông minh, còn bị điểm kém thì thừa nhận mình ‘dốt’.

'Thương cho roi cho vọt', dù xót con đến đâu cũng nên để con sớm trải nghiệm 6 loại khổ này

Những đứa trẻ này đã từ bỏ việc chủ động tư duy, chúng từ chối giải quyết các vấn đề và não bộ dần rơi vào trạng thái tê liệt. Tất cả sự trì hoãn, không hoạt động, chán học, sa sút trong điểm số là do trẻ không muốn suy nghĩ nhiều. Là bậc cha mẹ, chúng ta nên rèn cho con cái thói quen vận dụng đầu óc. Chúng cần suy nghĩ cách hoàn thành bài tập về nhà.
Hạnh phúc thực sự là kết quả của sự chiến đấu. Nếu chúng không trải qua nỗi đau sâu sắc, sẽ không thể trải nghiệm hạnh phúc nồng nhiệt.

Khổ cực từ sự kiên trì

Dạy trẻ tính kiên trì có nghĩa là dạy trẻ có niềm đam mê với mọi thứ, có mục đích, tầm nhìn và kiên trì cho dù chúng gặp phải khó khăn hay trở ngại nào. Trên con đường học vấn thì bọn trẻ không bao giờ được bỏ cuộc. Phụ huynh khi dạy con cũng không bỏ cuộc trước sự ương bướng hoặc khi con cái mình tiếp thu chậm. Sự kiên trì là trách nhiệm lớn nhất đối với đứa trẻ. Trong cuộc đời luôn có những điều hối tiếc và chỉ có sự kiên trì mới có thể hóa giải được chúng. Hạnh phúc thực sự là kết quả của sự chiến đấu. Nếu chúng không trải qua nỗi đau sâu sắc, sẽ không thể có được trải nghiệm hạnh phúc nồng nhiệt.

Khổ đau từ sự thất bại

Thành và bại luôn song hành trong cuộc sống. Con đường trưởng thành luôn có những thăng trầm, cha mẹ phải để con cái học cách chịu đựng thất bại, vì đó là liều thuốc tốt cho sự trưởng thành. Tâm trí được ma sát với những thất bại sẽ dần trở nên mạnh mẽ hơn. Giống như ai đó từng nói: “Thành công không được xây dựng từ thành công. Càng không phải đại thành công. Mà đại thành công có được chính từ thất bại, thất vọng và thậm chí từ thảm họa”.

Nếu bạn sẵn sàng để con mình chịu đựng khổ cực trong quá trình giáo dưỡng, đứa trẻ sẽ có một tương lai thuận lợi hơn. Cuộc sống cũng giống như uống trà, biết chịu đựng vị đắng gian khổ mới có thể thu về vị ngọt và niềm vui. Đời người dù không dài nhưng cũng trăm năm, tuổi trẻ chịu đựng gian khổ, phần đời về sau sẽ hưởng thành quả. Vì thế, cha mẹ dù có yêu thương con cái đến đâu cũng nên buông tay đúng lúc.

Đông Miên (Tổng hợp)/ Tham khảo Aboluowang

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Mỹ nhân Việt phản pháo trước nghi vấn trùng tu nhan sắc: Người thưởng hẳn 10 tỉ cho ai có bằng chứng!