Muốn làm nên đại sự phải nằm lòng nguyên tắc '3 không' này
Tin liên quan
Cổ nhân dạy rằng trong cuộc đời này phải biết rõ nguyên tắc "3 không nói" để mỗi ngày trôi qua đều vui vẻ, hạnh phúc. Quả thật giữa người với người không thể không giao tiếp, thế nhưng muốn thành công phải có tài ăn nói, đây vừa là kỹ năng vừa là trí tuệ.
Chỉ khi bạn biết cái gì nên nói và cái gì không nên nói mới thật sự là "cao thủ trong giao tiếp".
Không mỉa mai
Plato - một nhân vật quan trọng lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại và phương Tây đã từng nói: "Những người khôn ngoan nói vì họ có điều gì đó để nói ra; những kẻ ngốc vì họ phải nói điều gì đó".
Nhà thơ Lermontov là một người nổi tiếng trong giới văn học, những bài thơ của ông được đánh giá cao, ca tụng hết lời nhưng tính cách của ông rất khó chịu. Khi người khác gặp khó khăn, ông luôn chế giễu, mỉa mai, lấy đó làm chuyện cười mua vui. Chính thì thế ông bị nhiều người ghét nhưng không dám phản bác vì danh tiếng của nhà thơ quá lớn.
Là bạn của Lermontov nhưng Martynov luôn bị chế giễu. Trong một buổi tụ tập cùng bạn bè, Martynov tiếp tục là bị đưa ra làm trò mua vui. không kiềm chế được sự tức giận, Martynov đã đánh Lermontov.
Đối với Lermontov, việc chế giễu người khác là chuyện bình thường nhưng với người bị chế giễu thì lại là chuyện khác. Tục ngữ có câu: "Họa từ miệng mà ra" quả thật không sai. Sống hòa đồng, vui vẻ với mọi người sẽ mang đến năng lượng tích cực, lạc quan.
Đừng chỉ biết phàn nàn
Cổ nhân Trung Quốc có câu: "Người nói về đúng và sai là đúng và sai". Tức là người hay phàn nàn về người khác thì trong lòng họ cũng đầy khuyết điểm.
Tăng Quốc Hoa và Tăng Quốc Phiên là hai anh em. Tăng Quốc Hoa vô cùng tài giỏi nhưng hay phàn nàn. Có lần người anh phàn nàn em trai Tăng Quốc Phiên rằng: "Vô cớ kêu trời, trời không cho; ưu ái vô cớ cho người, thiên hạ không chịu".
Đối mặt với sự chỉ trích này, Tăng Quốc Phiên vẫn im lặng và đi theo con đuòng riêng của mình và gặt hái được thành công.
Trong khi đó Tăng Quốc Hoa thích đổ lỗi cho người khác nên nhận về kết thúc bi thảm, toàn quân bị tiêu diệt trong trận chiến.
Chu Tử Gia Huấn - nhà lý học, giáo dục học nổi tiếng cũng từng nói: "Cẩn thận khi nói về khuyết điểm của người khác, cũng đừng bao giờ khoe khoang ưu điểm của mình. Tăng Quốc Hoa ỷ vào tài năng của mình hơn người nên thường đổ lỗi cho người khác, kết quả không ai tôn trọng.
Người thích phàn nàn là người không thể tìm thấy điểm sáng trong cuộc đời nên không thấy điểm tốt của người khác.
Như Vương Dương Minh nói: "Biết mình không trách trời, biết mình không trách nguòi", tôi coi đó là điều hiển nhiên.
Phàn nàn không chỉ khiến người khác phật ý mà còn là khiến bản thân luôn sống trong sự soi xét, để ý".
Đừng nói lan man
Chu Tử Gia Huấn từng dạy rằng: "Ở nhà kiêng kiện tụng, kiện tụng ắt chuốc họa; ở ngoài đời kiêng nói nhiều, nói nhiều ắt thất bại nhiều".
Con người khi nói chuyện cần hiểu rõ nói dài, lan man là điều cấm kỵ. Chẳng phải vẫn có câu: "Nói dài, nói dai, nói dại" hay sao.
Người xưa vẫn nói: "Lời nói của bạn nên giống như những vì sao trong đêm tối, không phải pháo hoa trong đêm giao thừa vì không ai quan tâm đến người nói nhiều".
Những lúc gặp khó khăn, bi kịch, con người ta mong muốn được chia sẻ, trò chuyện cùng người khác để vơi đi day dứt, khổ đau. Ban đầu sẽ có một số người nói lời an ủi nhưng lâu dần, người ta đều xa lánh. Cuộc đời này ai chẳng trải qua nhiều hơn 1 lần thất bại, vấp ngã, bi kịch nhưng không phải ai cũng có thể dùng trải nghiệm đó để đồng cảm với người khác.
Một người thực sự thông minh sẽ biết rằng càng biết nhiều và càng ít nói mới có thể tích đức và phước lành. Đừng nói đúng sai, hãy nghĩ về lỗi lầm của chính mình.
Lam Giang (Theo Sohu)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất