Không sợ thất bại, chỉ sợ không dám làm!
Bất cứ khi nào đối mặt với một thử thách mới, chúng ta đa phần sẽ phải đối mặt với nỗi sợ thất bại. “Nếu không đạt được điều mong muốn thì sao?”, “Điều gì sẽ xảy ra nếu mình thất bại?”, “Nếu cô ấy nói không thì sao?”,... Dù bạn 18 hay 80 tuổi, tất cả chúng ta đều trải qua những nghi ngờ như thế này.
Winston Churchill từng nói một câu đầy tâm đắc: “Thành công không phải là cuối cùng, thất bại không khiến ai đó rời xa cõi đời, lòng dũng cảm để tiếp tục mới quan trọng”.
Nếu không muốn nỗi sợ thất bại ngăn cản bạn sống cuộc sống mà bạn hằng mơ ước hãy thực hiện 10 bước thiết thực này.
1. Tin rằng nỗi sợ hãi là điều bình thường
Chúng ta nên cảm thấy sợ hãi khi làm bất cứ điều gì có ý nghĩa hoặc mang tính thử thách. Sợ hãi không có nghĩa là bạn đang làm sai, mà ngược lại nó có thể có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng. Bởi vì trên thực tế, những điều tốt đẹp trong cuộc sống thường tiềm ẩn một số rủi ro, và tất nhiên điều này thật đáng sợ.
Tôi đã từng rất sợ hãi khi chuẩn bị cho talk show đầu tiên của mình. Hàng loạt suy nghĩ liên tục xuất hiện trong đầu tôi: Nếu không có ai đến thì sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu cuộc nói chuyện của tôi không thành công? Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi người cảm thấy nhàm chán. Thế nhưng, cuối cùng sự kiện đã thành công, tôi dần dần bắt đầu thay thế nỗi sợ hãi bằng sự tự tin.
Tất nhiên, nỗi sợ thất bại vẫn nổi lên bất cứ khi nào tôi đối mặt với một thử thách mới. Thế nhưng, chúng ta có thể điều chỉnh lại suy nghĩ. Chúng ta có thể chọn coi nỗi sợ hãi là dấu hiệu cho thấy bản thân đang làm điều gì đó táo bạo và đầy ý nghĩa.
2. Học thêm từ thất bại
Trong cuộc sống, đôi khi bạn phải trải qua vô vàn những thất bại lớn nhỏ và việc bạn cần làm để vượt qua nó đó chính là tìm kiếm những kinh nghiệm, bài học quý giá từ sự thất bại. Vấp ngã ở đâu, chúng ta nên đứng lên ở đó. Nếu sau những sự thất bại, bạn không xem xét và tìm ra được bất kì bài học nào thì chắc hẳn bạn vẫn chưa thực sự đến gần với thành công hoặc thậm chí có thể liên tục thất bại bởi những sai lầm cũ.
Thất bại trong một vấn đề, công việc nào đó chứng tỏ rằng bạn đã phạm phải thiếu sót và lỗi sai ở đâu đó. Vì thế, hãy ngồi lại và ngẫm nghĩ về những điều mà mình đã làm, tìm ra các yếu tố khiến bạn không thể đạt được mục tiêu của mình để có thể rút kinh nghiệm cho những lần tiếp theo. Hiểu và biết được những điểm thiếu và chưa tốt của bản thân cũng là một trong các cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thất bại và từng bước gặt hái được sự thành công.
3. Tạo cho mình nhiều lựa chọn
Song song với những kế hoạch chính cần phải thực hiện, chúng ta cũng nên đưa ra những phương án B, C để dự phòng cho những tình huống xấu có thể xuất hiện.
Ví dụ như khi chúng ta chuẩn bị bước vào một kì thi đại học quan trọng và mục tiêu của bạn là đậu vào trường đại học A. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải có những phương án dự phòng bằng cách lựa chọn thêm những trường đại học B, C để dự phòng cho rủi ro.
Hãy luôn chuẩn bị cho mình những kế hoạch dự phòng để ứng phó kịp thời cho những tình huống ngoài ý muốn, giúp bạn không phải đối mặt với những sự tuyệt vọng từ thất bại.
4. Trải lòng với người bạn tin tưởng
Tìm kiếm sự động viên từ một người mà bạn tin cậy hoặc một ai đó đã từng có trải qua thất bại và thành công cũng là cách hay để bạn thoát khỏi nỗi sợ hãi của mình. Việc trò chuyện về những điều mà bản thân lo lắng và quan ngại sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, bớt căng thẳng hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, những người xung quanh cũng có thể dành cho bạn những lời động viên, cổ vũ hoặc cho bạn những lời khuyên hữu ích để giúp bạn trở nên mạnh mẽ hơn trong việc theo đuổi những điều mà mình mong muốn. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên lựa chọn một vài người mà bản thân cảm thấy tin tưởng nhất. Bởi việc để cho quá nhiều người biết về nỗi sợ của mình cũng không phải là điều quá tốt.
Bình Yên (Tổng hợp/ Theo Ramseysolutions)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất