Không đủ sống ở đô thị đắt đỏ khi chỉ làm một công việc, những 'multitasker' cần làm gì để ‘sống sót’?

I Am NGA 2022-03-09 09:00
- Thay vì làm “một nghề cho chín”, ai rồi cũng phải trở thành "multitasker" (người làm việc đa nhiệm) vì nhiều lý do khác nhau.

Multitasker là từ dùng để chỉ những người làm việc đa nhiệm (multitasking), nghĩa là làm nhiều công việc cùng một lúc. Chẳng hạn bạn vừa có công việc fulltime tại công ty, vừa nhận thêm những job freelance bên ngoài. Khái niệm đa nhiệm xuất phát từ ngành công nghệ thông tin, những chiếc máy tính được cấu hình để có thể làm việc đa nhiệm với hiệu suất cao. Còn con người chúng ta lại không phải là những cái máy. Vậy làm sao để vừa có thể làm việc đa nhiệm mà vẫn sống tốt?

Không đủ sống ở đô thị đắt đỏ khi chỉ làm một công việc, multitasker cần làm gì để ‘sống sót’?

Ai rồi cũng sẽ trở thành multitasker thôi

Trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều người trở thành multitakser. Câu nói “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” dường như đã dần trở nên lỗi thời bởi làm nhiều công việc đã trở thành xu thế. Có những người vẫn có thể làm tốt những công việc của mình ở nhiều lĩnh vực khác nhau và nhân mức thu nhập cao gấp mấy lần so với chỉ làm một công việc. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến xu hướng làm việc tự do và đa nhiệm ngày càng phát triển rộng rãi.

Tại sao người ta lại chọn làm việc đa nhiệm?

Lý do hàng đầu là tài chính. Theo nguyên tắc “trứng không để chung một rổ”, càng đa dạng hóa nguồn thu nhập bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Việc chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất là điều hết sức nguy hiểm. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của biến động kinh tế, lạm phát, buộc người ta phải tìm cách tăng thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Nhiều người trẻ sống ở thành thị, đang phải thuê nhà cảm thấy không đủ sống nếu chỉ làm một công việc. Ngoài ra, hiếm ai sử dụng hết quỹ thời gian 24 giờ mỗi ngày nếu chỉ làm một công việc văn phòng. Người ta có thể tận dụng thời gian buổi tối, cuối tuần hoặc những lúc rảnh để kiếm thêm từ những công việc phụ hoặc kinh doanh, đầu tư.

Ngoài việc tăng thu nhập, side job (công việc phụ) còn giúp người ta học hỏi, phát triển bản thân. Side job còn là cách hiệu quả để giải thoát một người khỏi sự nhàm chán khỏi công việc chính, nhất là khi họ gắn bó nhiều năm ở một công ty và không có nhu cầu nhảy việc vì nhiều lý do.

Không đủ sống ở đô thị đắt đỏ khi chỉ làm một công việc, multitasker cần làm gì để ‘sống sót’?

Theo kết quả khảo sát của Công ty CP Anphabe (có trụ sở tại TP. HCM), có 26% nguồn nhân lực tri thứ tại Việt Nam vừa làm công việc cố định, vừa nhận thêm công viẹc tự do khi phù hợp và 13% làm song song công việc cố định với công việc bán thời gian bên ngoài như dạy tiếng Anh, bán hàng online, bán bảo hiểm,… Nhóm freelancer toàn thời gian chiếm 14%. Như vậy, tổng cộng có đến 53% nguồn nhân lực tri thức tham gia vào nền kinh tế chia sẻ (gig economy) – nền kinh tế có sự tham gia đông đảo của lực lượng lao động tự do, làm nhiều công việc linh hoạt và được chia sẻ chi phí bởi nhiều khách hàng.

Đối với doanh nghiệp, việc tuyển dụng lao động tự do, thời vụ là xu hướng mới ngày càng được ưa chuộng. Theo Công ty Anphabe, 55% người lao động được khảo sát chia sẻ rằng công ty họ đã và đang hợp tác với lực lượng lao động tự do. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, tuyển dụng nhanh chóng khi cần, linh hoạt về quy mô nhân lực theo nhu cầu thực tế.

Như vậy, việc người lao động làm nhiều công việc khác nhau là xu thế tất yếu trong nền kinh tế chia sẻ.Không đủ sống ở đô thị đắt đỏ khi chỉ làm một công việc, multitasker cần làm gì để ‘sống sót’?

Làm sao để sống sót khi cuộc sống của một multitasker chẳng phải màu hồng?

Là một multitasker mang đến những lợi ích nhất định cho bản thân và nền kinh tế, tuy nhiên thời gian và sức người có hạn, chúng ta không thể nào cạnh tranh với máy móc. Thực tế, máy móc dùng lâu không được bảo trì còn hỏng hóc và hết hạn sử dụng, huống chi con người. Vậy nên, khi làm nhiều công việc một lúc, người ta phải chấp nhận tình trạng bận rộn, căng thẳng, kiệt sức nếu không biết sắp xếp thời gian và công việc hợp lý.

Nhiều video truyền động lực thường đưa ra quan điểm rằng thời gian là thứ công bằng nhất với tất cả mọi người. Mỗi ngày, mỗi người đều có 24 giờ như nhau nhưng người ta thì trở thành tỉ phú, còn bạn thì làm gì? Thực ra, những tỉ phú có thể không phải đón con đi học, không phải dọn nhà, nấu nướng, giặt giũ và tỉ tỉ công việc không tên khác. Thời gian là như nhau, nhưng cuộc sống của mỗi người lại không giống nhau. Do đó, không chỉ sắp xếp công việc hiệu quả mà cân bằng giữa công việc và cuộc sống cũng là một bài toán khó, nhất là với những multitasker.Không đủ sống ở đô thị đắt đỏ khi chỉ làm một công việc, multitasker cần làm gì để ‘sống sót’?

Vậy multitasker cần làm gì để sống sót?

Trước hết, bạn phải chấp nhận một điều hiển nhiên rằng thời gian và sức lực của con người có giới hạn. Dù bạn có làm gì chăng nữa thì một ngày cũng chỉ có 24 giờ và bạn phải làm sao để có thể làm việc, ăn, ngủ, nghỉ trong khung giờ đấy thôi. Bạn không thể nào trải qua một ngày với một lịch trình chen chúc nhiều công việc khác nhau. Có làm thì phải có nghỉ ngơi, vui chơi mới tái tạo được sức lao động cho ngày làm việc tiếp theo. Mỗi người chỉ có bằng ấy vốn liếng sức khỏe, nếu chỉ bào sức mà không rèn luyện tăng cường sức khỏe thì chẳng mấy chốc sẽ không còn gì để bào.

Chấp nhận giới hạn của bản thân, đồng nghĩa với việc bạn phải buông bớt dục vọng của mình xuống. Đúng là càng làm, càng ra tiền thì càng thích thật đấy nhưng liệu những đồng tiền bạn vất vả kiếm được có bị bào mòn bởi tiền thuốc, tiền viện phí khi bạn đổ bệnh vì làm việc quá sức?

Để giảm bớt công việc nếu cảm thấy quá sức, bạn cần nắm rõ đâu là những công việc nên ưu tiên. Hãy tự hỏi công việc này mang đến cho bạn điều gì? Thu nhập, các mối quan hệ hay cơ hội để phát triển bản thân? Dựa trên những giá trị mà bạn theo đuổi, bạn sẽ biết cách chọn lọc những công việc phù hợp với mình. Còn lại hãy mạnh dạn buông bớt.Không đủ sống ở đô thị đắt đỏ khi chỉ làm một công việc, multitasker cần làm gì để ‘sống sót’?

Khi làm một multitasker, bạn phải học cách sắp xếp công việc, thời gian và cả nguồn năng lượng của mình. Bạn có thể làm nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày nhưng não người chỉ có thể tập trung cao độ trong một khoảng thời gian nhất định vào những thời điểm nhất định thôi. Có nhiều phương pháp quản lý công việc hiệu quả, như Pomodoro, ma trận Eisenhower, bạn hãy cứ thử và tùy biến xem phương pháp nào phù hợp với bản thân mình nhất.

Khi làm việc đa nhiệm, nếu xử lý không tốt thì có thể ảnh hưởng đến deadline và chất lượng công việc. Vì thời gian không co giãn được nên khi bạn dành hết sự tập trung vào công việc này thì có thể dẫn đến xao nhãng những công việc khác. Nếu bạn có một công việc fulltime, lãnh đạo công ty chắc chắn muốn bạn tập trung cho công việc chính thay vì nhận nhiều job khác nhau. Tuy nhiên họ cũng phải chấp nhận việc người lao động làm cùng lúc 2 – 3 công việc là xu thế tất yếu. Vậy nên để tránh trở thành cái gai trong mắt sếp, hãy đảm bảo chất lượng công việc chính của bạn, đừng để công việc bị ảnh hưởng vì bạn nhận thêm việc bên ngoài.

Cuối cùng, khi là một multitasker, bạn không nên tự gây áp lực cho bản thân. Dù bạn làm gì đi chăng nữa thì cái đích đến cuối cùng vẫn là một cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc đúng không?

I Am NGA

Ảnh: Sưu tầm

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Cách ''ngồi không'' mà vẫn đốt cháy mỡ thừa cho những ngày ở nhà nhiều