Cạn kiệt năng lượng: Dấu hiệu và những rủi ro mà bạn cần sớm khắc phục
Tin liên quan
Cạn kiệt năng lượng là gì?
Đa số bạn sẽ dễ kiệt sức trong công việc hiện tại, cũng có khi do áp lực và những điều không như ý muốn trong gia đình, cuộc sống. Dù là khía cạnh nào, tình trạng kiệt quệ này đều khiến bạn trống rỗng, bi quan, yếu ớt và mất phương hướng.
Cạn kiệt năng lượng không chỉ thể hiện ở tinh thần mà còn kèm theo những triệu chứng bất lợi cho sức khỏe của bạn. Nếu không sớm khắc phục, bạn sẽ ngày càng chán ghét công việc, căng thẳng tăng lên và không có đảm bảo được nhu cầu về thể chất.
Dấu hiệu của kiệt sức mà bạn có thể nhận ra để sớm cải thiện
Kiệt quệ năng lượng không phải là một bệnh hay rối loạn tâm lý mà nó chủ yếu thể hiện tình trạng tinh thần và thể chất hiện tại của bạn. Những dấu hiệu phổ biến sau đây có thể giúp bạn sớm phát hiện vấn đề của mình.
Chán ghét công việc và giảm hiệu suất làm việc
Khi căng thẳng tinh thần, bạn thường sẽ cảm thấy chán nản công việc đang làm. Thậm chí, có người còn bắt đầu hoài nghi đây có phải việc mà họ mong muốn hay không. Tâm lý này khiến bạn không muốn tiếp tục việc làm, còn có thể gây trì trệ cả những việc khác.
Những người bị mất năng lượng trong cuộc sống cũng không thể đạt hiệu quả tốt khi làm việc hay sinh hoạt. Bạn luôn cảm thấy tiêu cực trong mọi vấn đề, khó tập trung và thiếu khả năng sáng tạo.
Cơ thể sinh ra nhiều vấn đề
Sức khỏe tinh thần luôn đóng vai trò quan trọng và nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự khỏe mạnh của thể chất. Khi tâm trạng tiêu cực, bạn cũng dễ mắc nhiều triệu chứng như đau đầu, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, rụng tóc, mất ngủ…
Một số trường hợp nghiêm trọng còn có thể làm tái phát các bệnh mãn tính, dễ mắc các chứng viêm, chán ăn hoặc thèm ăn một cách bất thường. Có thể thấy, tình trạng cạn kiệt năng lượng ảnh hưởng đến cả sức khỏe tâm sinh lý của bạn.
Suy sụp tinh thần, dễ có hành vi tiêu cực
Khi bạn không thể cải thiện cảm xúc, bạn càng dễ rơi vào trầm cảm và các triệu chứng cũng theo đó mà nghiêm trọng hơn. Nhiều người trở nên suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ, cảm giác vô vọng, rối loạn nhận thức, khó kiểm soát hành vi, thậm chí dẫn đến hành động tự tử.
Phòng ngừa sự kiệt quệ và khắc phục cảm xúc tiêu cực như thế nào?
Tìm hiểu nguồn gốc áp lực ở nơi làm việc
Nếu bạn cảm thấy chán nản trong công việc, hãy đánh giá lại xem bạn đang gặp phải áp lực gì ở môi trường này. Đó có thể là sự bất công từ cấp trên, tranh đấu giữa các đồng nghiệp hay đơn giản là bạn không phù hợp với việc hiện tại.
Khi bạn tìm được nguyên nhân dẫn đến tinh thần kiệt quệ, hãy tích cực cải thiện nó. Nếu mọi cố gắng của bạn không hiệu quả, rất có thể bạn cần suy nghĩ đến vấn đề thay đổi công việc thích hợp hơn.
Cải thiện không khí trong gia đình
Nếu cảm xúc tiêu cực tích lũy từ sinh hoạt trong gia đình, bạn nên dành thời gian nhiều hơn để gần gũi và trò chuyện cùng những người thân. Bất cứ mâu thuẫn nào cũng nên sớm giải tỏa và giảng hòa để duy trì hạnh phúc gia đình.
Nhìn sâu vào chính mình
Để có đời sống tinh thần tích cực, bạn cần hiểu bản thân đầu tiên. Hãy cho phép mình có thời gian yên tĩnh để nhìn nhận lại mọi thứ. Lắng nghe từng cảm xúc trong tâm, tìm hiểu nguyên nhân vì sao nó biến động để có biện pháp khắc phục.
Nếu chỉ là một chút chán nản và mất phương hướng tạm thời, bạn cũng có thể thưởng cho mình một chuyến du lịch để nạp năng lượng sống. Nếu điều kiện không cho phép, bạn có thể ở nhà thư giãn, chăm sóc cây cối trong vườn, chơi với thú cưng hay bất cứ việc gì bạn thích.
Hy vọng bài viết có thể giúp bạn sớm nhận ra tình trạng cạn kiệt năng lượng của mình, từ đó có liệu pháp tốt nhất cho sức khỏe tinh thần của bạn.
Thiên Khuê (Theo Mind)
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất