3 bước siêu dễ để tạo lập một thói quen tốt
Tin liên quan
Theo diễn giả và tác giả kinh doanh quốc tế Michael Kerr, những người thành công có xu hướng phát triển nhờ những thói quen đều đặn và nhất quán. Tất nhiên, bạn không thể ép mình áp dụng một thói quen, nhưng bằng cách tìm ra mô hình làm việc phù hợp và củng cố nó hàng ngày, bạn sẽ xây dựng được chu trình cá nhân được thúc đẩy bởi sự nhất quán. Và kết quả là bạn sẽ nuôi dưỡng được một thói quen tích cực mới.
Bước 1: Xây dựng chiến lược thói quen mới
Chiến lược này bao gồm một chuỗi năm hành động:
1. Suy nghĩ và bắt đầu với một thói quen thực sự nhỏ
2. Chọn một thói quen mới đủ dễ để bạn không cần động lực để thực hiện nó. Thay vì bắt đầu đọc 50 trang mỗi ngày, hãy bắt đầu với 5 trang mỗi ngày. Thay vì cố gắng chạy 30 phút mỗi ngày, hãy bắt đầu bằng việc chạy 5 phút mỗi ngày.
Hãy làm cho nó đủ dễ dàng để bạn có thể hoàn thành nó mà không cần động lực. Khi hầu hết mọi người gặp khó khăn trong việc xây dựng thói quen mới, họ nghĩ rằng họ cần thêm động lực. Đây là một lối tư duy sai lầm. Nghiên cứu cho thấy động lực cũng giống như cơ bắp. Nó sẽ mệt mỏi khi bạn sử dụng nó suốt cả ngày. Thay vào đó, hãy tạo môi trường để động lực đến một cách tự nhiên.
3. Bước tiếp theo là tăng thói quen của bạn lên một cách rất nhỏ. Thay vì cố gắng làm điều gì đó tuyệt vời ngay từ đầu, hãy bắt đầu từ việc nhỏ và không ngừng cải thiện. Trong suốt quá trình, ý chí của bạn sẽ tăng lên, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng gắn bó lâu dài với thói quen của mình hơn.
4. Sau đó hãy dành chút thời gian để xem xét điều gì sẽ ngăn cản thói quen của bạn xảy ra . Biết mình đã ở trong tình huống này, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: Làm thế nào bạn có thể tự phá hoại? Một số điều có thể cản trở bạn là gì? Những điều gì trong môi trường của bạn có khả năng kéo bạn đi chệch hướng? Bạn có thể lên kế hoạch giải quyết những vấn đề này như thế nào?
5. Học cách kiên nhẫn. Những thói quen mới sẽ cảm thấy dễ dàng, đặc biệt là vào thời điểm đầu. Nếu bạn kiên định và tiếp tục củng cố thói quen của mình thì nó sẽ đủ ổn định.
Bước 2: Thực hiện theo 3 nguyên tắc về thay đổi thói quen
3 Nguyên tắc này bao gồm: Có một lời nhắc nhở (tác nhân kích hoạt hành vi), thói quen (chính hành vi đó; hành động bạn thực hiện) và phần thưởng (lợi ích bạn đạt được khi thực hiện hành vi đó).
Mô hình hữu ích này có thể giúp bạn dễ dàng tuân thủ những thói quen mới hơn để bạn có thể cải thiện mọi khía cạnh của cuộc sống mà bạn muốn thay đổi.
Bước 3: Thay đổi niềm tin về việc “Bạn là ai?”
Tại sao? Bởi vì chìa khóa để xây dựng những thói quen lâu dài là tập trung vào việc tạo ra một bản sắc mới trước tiên. Hành vi hiện tại của bạn chỉ đơn giản là sự phản ánh con người hiện tại của bạn. Những gì bạn làm bây giờ là hình ảnh phản chiếu của kiểu người mà bạn tin rằng mình là ai (có ý thức hoặc chỉ trong tiềm thức).
Các chuyên gia gọi điều này là “niềm tin hạn chế” về mức độ nhận dạng. Để thay đổi hành vi của mình theo hướng tốt đẹp, bạn cần bắt đầu tin vào những điều mới mẻ về bản thân. Và hãy bắt đầu với câu hỏi “Bạn là ai? Bạn sống để làm gì?”.
Ví dụ: nếu bạn muốn tạo thói quen học tiếng Anh nhiều giờ hơn mỗi ngày thì đây là cách tư duy tập trung vào quá trình những gì bạn làm. Vì thế nó đòi hỏi rất nhiều năng lượng để liên tục rèn luyện thói quen mới của bạn và cuối cùng đến một lúc nào đó bạn có thể cảm thấy mệt mỏi.
Nhưng hãy thử đổi góc nhìn, tập trung vào con người mà bạn muốn trở thành như một người đa ngôn ngữ/ một biên dịch viên/ một nhân viên công ty đa quốc gia,... là một cách tiếp cận khác sẽ giúp bạn kiên định với mục tiêu của mình vì nó phục vụ mục đích cao hơn, mang lại nhiều giá trị ý nghĩa hơn khi bạn nghĩ về thói quen đó.
Điểm mấu chốt là thói quen cần một chút thời gian để hình thành nhưng chúng sẽ hình thành nhanh hơn khi chúng ta thực hiện chúng thường xuyên hơn, vì vậy hãy bắt đầu với điều gì đó hợp lý và dễ thực hiện. Và một điều rất quan trọng khi xây dựng một thói quen mới: Đừng quên tự thưởng cho bản thân.
Phần thưởng là một phần quan trọng của việc hình thành thói quen
Hãy tìm cách tự thưởng cho bản thân theo cách khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và giải phóng một ít dopamine, để bạn có thể đánh lừa bộ não và khiến nó muốn lặp lại thói quen đó.
Và hãy nhớ rằng bạn không bỏ một thói quen xấu, bạn thay thế nó. Bởi vì những thói quen xấu giải quyết nhu cầu của bạn. Nếu bạn mong đợi bản thân chỉ cần loại bỏ những thói quen xấu mà không thay thế chúng, thì bạn sẽ có một số nhu cầu nhất định không được đáp ứng và sẽ khó có thể duy trì một thói quen lâu dài.
Vì vậy, bước đầu tiên để từ bỏ một thói quen xấu là nhận thức được nhu cầu đằng sau nó. Xây dựng thói quen cũng cần hợp lý và khoa học, đừng theo đuổi sự hoàn hảo mà hãy theo đuổi sự nhất quán.
Nghiêng Nhiên (Tổng hợp/ Theo Mindset Design)
Ảnh: Sưu tầm
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất