Nước ép hoa quả là "bạn" hay "thù"?

Nam Anh 2014-07-07 15:57
- (Em đẹp) - Từng một thời được các chị em xem như "thần dược" cho làn da nhưng giờ đây, nước ép trái cây lại bị phát hiện không tốt cho sức khỏe.
Thời nước ép hoa quả được "sủng ái"

Có một thời gian, nước ép hoa quả được xem là nguồn cung cấp các vitamin và năng lượng cho cơ thể. Thậm chí, nhiều lời khuyên còn cho rằng,
nước ép hoa quả giúp giải cảm, tăng cường hệ thống miễn dịch, da tươi sáng, chống lại ung thư. Thế nhưng, lại có quan điểm cho rằng nước ép hoa quả chính là nguyên nhân dẫn đến béo phì và gây nên nhiều bệnh

Nước ép hoa quả được rất nhiều chị em xem như một "công cụ" làm đẹp hữu hiệu và tăng cường bổ sung vitamin cho cơ thể(Ảnh: Pinterest)

Năm 1920, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Elmer McCollum đổ lỗi cho tình trạng dư thừa axit trong máu do chế độ ăn nhiều bánh mì và thịt. Giải pháp của ông đưa ra là cần ăn nhiều rau diếp cá và trái cây có tính axit. Nước trái cây được ưa chuộng hơn vào thời điểm xảy ra Chiến tranh Thế giới 2 khi Chính phủ Mỹ muốn có một sản phẩm giàu Vitamin C cho quân đội nước này đóng ở nước ngoài.

Năm 1947, trong thời kỳ bùng nổ tiêu dùng thời hậu chiến, các nhà khoa học đã phát minh cách lấy nước từ hoa quả rồi đông lạnh. Sản phẩm này bán cho người tiêu dùng có tủ lạnh hoặc được dự trữ trong nhiều tháng. Trong khi đó, ở Anh, thời chiến tranh, khoảng những năm 1940, Chính phủ cung cấp nước cam cho trẻ em và đây được xem là nguồn bổ sung dinh dưỡng giá rẻ. Tới năm 1950, mọi người đinh ninh rằng, nước hoa quả rất có lợi cho sức khỏe.
Đến năm 1980, nước cam đã được bán trên thị trường không chỉ là một thức uống bổ dưỡng mà còn là biểu tượng cho cuộc sống hiện đại và cho đến ngày nay thói quen uống nước cam vẫn còn.

Trong nhiều thập kỷ, một số bác sĩ khẳng định vitamin C có trong nước cam giúp chống lại cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho thấy, nếu uống nước cam thường xuyên có thể ngăn ngừa cảm lạnh.


(Ảnh: Pinterest)


"Lợi bất cập hại" từ hoa quả ép

Tuy nhiên, đó là câu chuyện của "thời" trước, giờ đây, các nhà khoa học vừa mới chứng minh được nước ép trái cây không thực sự "ưu việt" cho sức khỏe như mọi người thường nghĩ.

Bà Helen Bond - Phát ngôn viên của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh nói: "Nước trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất nhưng không cung cấp được nhiều chất xơ có ích như trái cây tươi". Các bác sĩ cảnh báo, lượng đượng nhiều trong chế độ ăn sẽ gây nên béo phì, bệnh tim, ung thư và tiểu đường. Ngày càng có nhiều lo ngại chất fructose (loại đường có trong trái cây) có thể có hại nhiều hơn lượng đường ăn hàng ngày.

Điều đáng nói là nước trái cây cung cấp rất nhiều đường cho bạn. Theo lời khuyên từ Ủy ban Tư vấn Khoa học về dinh dưỡng Anh, với đàn ông cần 35g đường/ngày tức khoảng 7-8 muỗng cà phê. Trong khi đó, phụ nữ cần 25g đường/ngày tức hơn 5 muỗng cà phê. Nếu tính toán cụ thể thì một ly nước cam 0,33 lít có chứa lượng đường tương đuơng 8 muỗng cà phê.

Tuy nhiên, không nên bổ sung đường cho cơ thể bằng lượng đường trong nước ép trái cây. Bởi nhà khoa học Robert Lustig (Mỹ) nhấn mạnh, fructose ảnh hưởng không tốt đến gan nhiều hơn glucose (là một loại gluxit hay còn gọi là chất bột đường) và sucrose (đường làm từ cây mía dùng để ăn hàng ngày). Chính fructose có thể gây ra các chứng bệnh béo phì và tiểu đường. Thậm chí, còn có bằng chứng cho thấy, fructose làm tăng axit uric trong máu - tăng nguy cơ gây bệnh gút. Ngoài ra, nước cam có thể ảnh hưởng đến hàm răng. Thực tế, khoảng một nửa số trẻ em 5 tuổi có vấn đề ở men răng. Nguyên nhân của tình trạng này là do uống nước trái cây quá nhiều.


Dựa theo nghiên cứu trên đây, có lẽ các bạn nên bổ sung nguồn trái cây "nguyên thủy" - tức là chưa qua chế biến thay vì ép lấy nước để uống để không mất đi lượng chất xơ có trong hoa quả hằng ngày. (Ảnh: Pinterest)

Nam Anh (Dịch & tổng hợp)
logo smaill

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Trên đời này, đau lòng nhất chính là đúng người nhưng lại sai thời điểm