Dè chừng sinh non nếu bạn là một trong những bà bầu mắc phải các vấn đề sau đây
Tin liên quan
1. Biến chứng thai kỳ
Biến chứng khi mang thai là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sinh non.
Hội chứng tiền sản
Khoảng 3 đến 7% các bà mẹ mang thai mắc hội chứng tiền sản. Hội chứng tiền sản bắt đầu từ tuần thứ 20 của thai kỳ và gây ảnh hưởng đến huyết áp và protein trong nước tiểu. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây ra sinh non hoặc tử vong.
Hội chứng HELLP
Là một biến thể của tiền sản, HELLP bao gồm ba hiện tượng có thể gây ra sinh non: H (hemolysis - sự phân hủy của hồng cầu), EL (tăng men gan, ảnh hưởng đến chức năng gan) và LP (tiểu cầu thấp, chậm đông máu). Hội chứng này rất hiếm gặp (chỉ 0,2 - 0,6 % số trường hợp mắc phải) nhưng cực kỳ nguy nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và bé.
Tử cung và cổ tử cung bất thường
Đôi khi, các cơn co tử cung có thể bắt đầu sớm gây ra sinh non. Sinh non cũng có thể xảy ra nếu tử cung có hình dạng bất thường hoặc cổ tử cung không thể tự đóng lại được.
Nhiễm trùng sinh dục
Nhiễm trùng đường sinh dục dưới có thể gây sinh non, điều này đặc biệt đúng với bệnh nhiễm khuẩn âm đạo - ảnh hưởng đến 10-30% phụ nữ có thai. Ngoài gây sinh non, nhiễm khuẩn đường âm đạo còn có thể gây bệnh tiểu đường thai kỳ.
2. Tiền sử mang thai
Tiền sử sinh non
Nguy cơ sinh non tăng cao nếu bạn đã từng sinh non trước đó. Nguy cơ sinh non cũng cũng có thể tăng vọt nếu bạn đã từng sẩy thai.
Phá thai trong quá khứ
Nguy cơ sinh non cũng tăng lên nếu bạn đã từng nạo phá thai, đặc biệt là khi bạn lại có thai trong vòng 6 tháng sau khi nạo phá thai.
Hư thai
Nếu bạn đã tiền sử hỏng thai, đừng quá lo lắng, bạn có thể đến nói chuyện với bác sỹ để được nghe tư vấn trong quá trình mang thai. Hãy giữ gìn sức khỏe, thường xuyên tập thể dục, điều chỉnh trọng lượng, giảm căng thẳng và ăn uống lành mạnh.
3. Mang thai đôi hoặc ba
Mang thai đôi hoặc ba cũng là một nguyên nhân khiến trẻ sinh non tháng. Hầu như 60% các trường hợp mang thai đôi sẽ sinh non và với mang thai ba tỷ lệ này là 90%.
So với độ dài 39 tuần của em bé thai đơn, thai kỳ của song sinh thường kéo dài 36 tuần. Thai ba thường kéo dài 32 và thai bốn chỉ kéo dài 30 tuần.
4. Tiền sử gia đình
Hãy chú ý nếu trong gia đình bạn có ai đã từng sinh non.
5. Căng thẳng
Khi căng thẳng, cơ thể tiết ra hoocmon kích thích corticotropin làm bong nhau thai.
6. Khoảng cách giữa các lần mang thai quá dày
Khoảng cách giữa các lần mang thai quá dày cũng là nguyên nhân gây sinh non. Khi bạn có em bé, cơ thể bạn sẽ mất rất nhiều chất dinh dưỡng. Và khi mới sinh xong, cơ thể bạn chưa sẵn sàng để mang trong mình một đứa trẻ khác. Đó là lý do bạn cần nghỉ ngơi để phục hồi sau khi sinh con. Nếu bạn muốn sinh con nữa, hãy đợi ít nhất 18 tháng.
7. Rượu và thuốc lá
Uống rượu và hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân có thể gây sinh non. Rượu và thuốc lá chứa độc tính cho cả mẹ và bé.
Cụ thể, hút thuốc lá có liên quan đến cân nặng khi sinh thấp, các biến chứng nhau thai và sinh non. Bà bầu uống rượu có nguy cơ sinh non, thai nhi bị tổn thương não, dị tật bẩm sinh.
Quỳnh Trang/Theo Curejoy
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất