Độc đáo trai làng giả gái trong điệu múa ngàn năm giữa Thủ đô

Lê Lai 2015-02-28 07:29
- Điệu múa độc đáo do chính các chàng trai thể hiện với dáng vẻ lả lưới, ánh mắt lẳng lơ khiến nhiều du khách thập phương thích thú khi đến xem hội làng Triều Khúc.
Nếu ai đã từng một lần đến làng Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội) vào dịp lễ hội, xem trai làng tô son, vẽ phấn, lả lơi trong từng bước nhảy uyển chuyển, thướt tha, hòa cùng nhịp trống dồn dập trong điệu múa Bồng chắc chắn sẽ bị cuốn hút bởi nét hấp dẫn của màn múa này. Người dân làng Triều Khúc, từ già đến trẻ ai cũng yêu và say mê múa Bồng như đó là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của họ.
Lễ hội làng Triều Khúc được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 9 đến ngày 12 tháng Giêng Âm lịch. Tương truyền, lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (dân gian gọi là Thánh của làng hay Thành Hoàng Làng) là người có công giành lại nền tự chủ.
Ông Triệu Đình Hồng, phụ trách đội múa Bồng cho hay, điệu múa này có từ thời Bố Cái Đại vương Phùng Hưng đánh thắng giặc Đường tại thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay) cho đến bây giờ đã là hơn 12 thế kỷ. 
Ông đã chọn làng Triều Khúc làm đại bản doanh để nghỉ ngơi và khao quân. Do không có phụ nữ nên ông đã cho những chàng trai giả gái múa điệu Bồng để khích lệ quân lính. Kể từ đó, điệu múa Bồng đã trở thành điệu múa truyền thống không thể thiếu trong các lễ hội của làng Triều Khúc.
“Khi ấy còn trọng nam khinh nữ nên phụ nữ không được vào đình. Đó cũng là một trong những lý do có điệu múa Bồng ngày nay”, ông chia sẻ. 
Trong điệu múa Bồng, những nam thanh niên phải hòa mình vào với điệu múa. Chân tay phải lả lướt, ánh mắt lả lơi và sự phối hợp nhịp nhàng của hai người múa cặp với nhau. Chính vì vậy, để học được múa bồng không phải trong một sớm một chiều. 
Mở đầu là lễ rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn để bắt đầu cuộc tế gọi là lễ “hoàn cung”. 
Khi cuộc tế lễ trong đình bắt đầu thì ngoài sân đình các trò vui cũng được tổ chức khiến không khí lễ hội trở nên vô cùng náo nhiệt. 
Kiệu sẽ được rước một vòng quanh hồ trong làng rồi trở lại đình Sắc.
Bà Kim Hoa, một người yêu múa lân, múa rồng mặc dù năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn nhiệt tình hỗ trợ đội múa thực hiện phần trình diễn. 
Đánh trống khai hội. 
Người dân Triều Khúc vẫn giữ được những điệu múa truyền thống của dân tộc như múa lân, múa rồng. 
Bên hồ đông nghịt dân làng và du khách tham dự. 
Đây là điệu múa truyền thống không thể thiếu trong nghi lễ rước sắc phong của hội làng Triều Khúc. 
Lúc đối mặt, lúc đối lưng, hai người múa thành cặp trông như đôi trai gái yêu nhau.
Để được tuyển chọn vào đội múa, trai làng phải đáp ứng một số điều kiện như: ngoan ngoãn, hiếu học, gương mặt tuấn tú và có dáng người dong dỏng. 
Một chàng trai chia sẻ, để múa được điệu này, mọi người đã phải tập luyện rất vất vả trước khai hội. 
Ban đầu khi múa còn rất ngại ngùng vì sợ mọi người trêu nhưng khi múa liên tục được vỗ tay tán thưởng. 
Điệu múa này đã tồn tại được hơn 12 thế kỷ. 
Lê Lai
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

7 xu hướng tóc Hàn Quốc 'hot nhất' chị em nên thử ngay trước khi hết năm