Mưa lũ ở Quảng Ninh: Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh ngập sâu trong nước

- Mưa lũ ở Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề. Sạt lở đất có nguy rất cơ cao xảy ra ở các khu vực có độ dốc lớn, thảm thực vật mỏng, các nơi bị cắt xẻ taluy, các bãi bồi cửa sông, suối tại tỉnh các phía Đông Bắc đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.
Đợt lụt lịch sử với lượng mưa kỉ lục trong vòng 50 năm qua tại Quảng Ninh xảy ra vào những ngày cuối tháng 7 đã cướp đi sinh mạng của 17 người trên địa bàn tỉnh, gây thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng cho tỉnh Quảng Ninh, trong đó ngành than thiệt hại 500 tỷ đồng. Đó là con số thống kê mới nhất của UBND tỉnh Quảng Ninh, đến thời điểm ngày 30/7.
Theo tổng số người chết trên địa bàn tỉnh là 17 người. Tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra tính đến nay ước trên 1.500 tỷ đồng.
Trước mắt, UBND tỉnh Quảng Ninh đã trích ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng để hỗ trợ 3 địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn. Hỗ trợ các trường hợp bị chết do ảnh hưởng của mưa lũ theo mức 6 triệu đồng/người chết; hỗ trợ toàn bộ chi phí mai táng và hỗ trợ 3 triệu đồng/người, dự định hỗ trợ 50 triệu đồng/1 hộ, đồng thời ưu tiên trước đối với những gia đình hộ nghèo bị sập nhà hoàn toàn.
Theo thông tin dự báo từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương vào chiều 29/7, do ảnh hưởng của rãnh thấp có trục đi qua Bắc Bộ nối với vùng xoáy thấp trên khu vực ven bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng, nên từ ngày 28/7 đến ngày 29/7 ở Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to diện rộng, riêng ở Quảng Ninh tiếp tục có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa từ ngày 25 đến chiều ngày 29/7 ở Quảng Ninh có lượng mưa từ 500 - 800mm, một số nơi có mưa đặc biệt lớn như Cửa Ông: 982 mm, Cô Tô: 890 mm, Móng Cái: 890 mm.
Đặc biệt tại trạm Cửa Ông tính từ đầu đợt mưa 26/7 đến 7h ngày 30/7, tổng lượng mưa là 1.172 mm. Sau những trận mưa lớn, nhiều nơi trong tỉnh Quảng Ninh bị ngập sâu trong nước. Ghe thuyền có thể di chuyển trên các tuyến đường.
Mưa lũ lịch sử tại Quảng Ninh đã khiến 17 người thiệt mạng 
Trận mưa lụt lịch sử kéo dài trong nhiều ngày ở Quảng Ninh khiến người dân đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: nhiều người thiệt mạng và bị thương, ô nhiễm môi trường, nhà cửa có nguy cơ mất trắng, đồ đạc hỏng hóc… 
Trước tình hình mưa lớn tại Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản VN (TKV) cũng đã có con số về thiệt hại với khoảng 7 nghìn tấn than sạch bị trôi mất tại Công ty than Hà Lầm (Hòn Gai).
Do ảnh hưởng của mưa lớn và các sự cố trên, TKV cho biết đã dừng mọi hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tập trung vào phòng chống mưa lũ. 
Hiện nay, mưa lớn đã kéo dài nhiều ngày làm lớp đất đá đã bão hòa nước. Sạt lở đất có nguy rất cơ cao xảy ra ở các khu vực có độ dốc lớn, thảm thực vật mỏng, các nơi bị cắt xẻ taluy, các bãi bồi cửa sông, suối tại tỉnh các phía Đông Bắc đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh.
Diễn biến trận mưa này còn rất phức tạp.
Ngày 29/7, vùng mưa đã dịch chuyển về phía tây (Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn) với lượng lên tới 100 mm chỉ trong buổi sáng. Đến đêm 30/7, lượng mưa ở khu vực này có thể đạt 100-200 mm, có nơi trên 300 mm.
Theo bản tin mới nhất từ Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương cập nhật lúc 9h30 ngày 30/7 cho biết: Trong đêm qua và sáng nay ở Bắc Bộ đã có mưa diện rộng, riêng ở Đông Bắc tiếp tục có mưa to đến rất to ở Cửa Ông (Quảng Ninh): 200mm; Chi Lăng (Lạng Sơn) 220mm;...
Trên sông Kỳ Cùng và Lục Nam đã xuất hiện lũ với biên độ lũ lên từ 3-4m; đỉnh lũ trên sông Kỳ Cùng (tại Lạng Sơn) vào 3 giờ ngày 30/7 ở mức 253 m (trên báo động 1 là 1 m), trên sông Lục Nam (tại Lục Nam) vào 8 giờ ngày 30/7 ở mức 3,5m (dưới báo động 1 là 0,80 m).
         
Dự báo từ 30/7 - 03/8, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa to diện rộng, có nơi mưa rất to (phổ biến 100-300mm cả đợt, cục bộ có nơi lớn hơn 400mm). Khu vực mưa lớn tập trung ở các tỉnh Đông Bắc trong các ngày 30 - 31/7, sau đó có khả năng mở rộng thêm ra các tỉnh vùng núi Việt Bắc và Tây Bắc từ 1/8. Trên vịnh Bắc Bộ tiếp tục có gió mạnh cấp 6 - 7, giật 8-9, sóng biển cao từ 2.0 - 3.0m, biển động mạnh.
Trên hệ thống sông Hồng - Thái Bình từ ngày 31/7 đến 04/08 sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 7 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 4 mét. Đặc biệt, trong đợt lũ này mực nước thượng lưu sông Thái Bình có khả năng lên mức báo động 2 - 3, sông Kỳ Cùng có khả năng lên lại mức báo động 2.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở tất cả các tỉnh vùng núi phía Bắc (đặc biệt là: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang) và ngập úng ở các vùng trũng, thấp, ven sông suối, ngập lụt ở đô thị Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
Tiến sĩ Lê Quốc Hùng, Phó viện trưởng Viện Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cũng cảnh báo, sau đợt mưa lớn vào đêm 31/8 và rạng sáng 1/8, các khối trượt lở lớn có thể bị kích hoạt tại Quảng Ninh, gây sạt lở trên diện rộng tại tỉnh này. 
Đưa ra kịch bản xấu nhất, TS. Hoàng Đức Cương, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay: hầu khắp Bắc Bộ sẽ mưa vừa, mưa to từ đêm 31/7 đến hết ngày 2/8. Tổng cộng lượng 200 - 400 mm, nguy cơ về lũ và sạt lở đất hiện hữu ngày càng cao, thậm chí còn nguy hiểm hơn trận lũ và sạt lở đất năm 1986.

Thủy Nguyên (Tổng hợp)
(Theo Congluan)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Combo phục hồi, cấp ẩm “quốc dân” ai cũng nên có