Chất cấm trong thực phẩm: Cảnh giác thịt nhợt nhanh khi nhúng nước

2016-04-25 18:20
- Việc sử dụng chất cấm gây tồn dư có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng về lâu dài.

Thịt siêu nạc nhợt nhanh khi nhúng nước?

Trong Hội thảo “Quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các vấn đề đặt ra”, PGS-TS Lê Thị Hồng Hảo - Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia - Bộ Y tế cho hay, cách nhận biết thịt lợn sạch và thịt lợn tạo nạc chứa chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist là: thịt sạch có màu hồng với lớp mỡ dày. Còn thịt chứa tồn dư chất cấm thuộc nhóm Beta-Agonist có màu đỏ rực, nhúng vào nước bị nhợt nhạt rất nhanh

Mỗi sáng, báo đài đều thông tin về vấn đề an toàn thực phẩm, các vụ việc như rượu giả, măng tẩm hóa chất... "Nỗi lo không chỉ của cơ quan chức năng mà là toàn bộ người dân. Thực phẩm đóng vai trò quan trọng với sự tồn tại của giống nòi. Việc chăn nuôi, sản xuất thực phẩm phải đảm bảo. Vì thực phẩm bẩn ảnh hưởng đến xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và là rào cản thương mại quốc tế", PGS - TS Lê Thị Hồng Hảo nhấn mạnh.

Chất cấm trong thực phẩm: Cảnh giác thịt nhợt nhanh khi nhúng nước
Mua thịt cần quan sát kỹ lớp mỡ và màu sắc thịt

Theo PGS - TS Lê Thị Hồng Hảo, năm 2014, trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có 22 hóa chất, chất kháng sinh bị cấm sử dụng, nhập khẩu, kinh doanh. Năm 2015, có thêm 5 chất kháng sinh, tạo màu được bổ sung trong danh mục này. 

Trong 27 chất cấm có 7 nhóm thuộc Beta-agonist. Lợi dụng tác dụng của chất nhằm thúc đẩy phát triển cơ bắp, phân giải lipit tạo nạc, điều khiển dinh dưỡng tới mô để tạo nạc...nên người chăn nuôi sử dụng chất này để tăng độ nạc. Nhưng ví dụ, với lợn được nuôi bằng chất này lớn lên sẽ yếu đi, không đứng vững, thậm chí nếu không xuất chuồng kịp thời có thể bị chết.

PGS - TS Lê Thị Hồng Hảo còn cảnh báo về chất vàng ô. Đây là hóa chất dùng trong công nghiệp dệt, dễ tan trong nước và ethanol. Khi cho vào thức ăn chăn nuôi để cho gà ăn sẽ khiến da và chân gà có màu vàng. 

Tuy nhiên, sự vô lương tâm đó của người chăn nuôi có thể gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Nếu hàm lượng chất cấm thuộc nhóm beta-agonist tồn dư trong thực phẩm lớn sẽ gây tác hại cho người ăn. Ngộ độc cấp tính có thể gây phù nề, viêm loét hoặc liệt cơ. Đáng chú ý là chất cấm thuộc Beta-agonist tồn dư trong thực phẩm nhiều, sử dụng thực phẩm đó trong thời gian dài gây rối loạn nhịp tim, run cơ...Thậm chí sử dụng thời gian dài còn gây nhiễm độc gan. Nếu nhiễm độc gan có triệu chứng là dị ứng, viêm da...

Còn với chất vàng ô là chất đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa vào danh mục cấm. Khi tiếp xúc trực tiếp gây ngộ độc cấp tính như dị ứng, ngứa da, viêm phế quản...Ở hệ tiêu hóa gây nôn ói, trụy tim mạch. Với ngộ độc mãn tính, từ năm 1982 đã có những nghiên cứu phát hiện chất này gây ung thư ở chuột cống, chuột nhắt, gây tổn thương hạt nhân của ADN, ảnh hưởng tế bào, gan, tủy xương. . 

Salbutamol không phải là chất gây ung thư

TS Nguyễn Văn Thuấn (Phó Giám đốc Bệnh viện K) cho hay, mỗi năm trên thế giới có 14,1 triệu ca mắc ung thư mới, trong đó có 7,2 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, mỗi năm có 126.000 ca mắc mới ung thư. Hiện nay, xu thế mắc ung thư gia tăng không ngừng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Tuổi thọ trung bình ở Việt Nam nhờ thành tựu kinh tế, xã hội, y tế là 73,3. Tuổi thọ càng cao thì tiếp xúc với yếu tố độc hại càng lâu, nguy cơ càng nhiều. 

Về nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh ung thư, TS Nguyễn Văn Thuấn cho hay, có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân gây ung thư. Nhóm 1 là do các yếu tố bên ngoài, chiếm đến 80%, nhóm bên trong là do yếu tố di truyền, nội tiết chiếm 20%.

Với nhóm các yếu tố bên ngoài có thuốc lá, yếu tố dinh dưỡng không an toàn, không hợp lý. Trong đó, yếu tố dinh dưỡng không an toàn là dùng thực phẩm có chứa hoặc sinh ra trong bảo quản hay quá trình sản xuất như ăn gạo mốc, ăn dưa cà muối...các yếu tố phóng xạ, vật lý như tiếp xúc với tia X, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.

Theo bác sĩ Thuấn, hàng năm Bộ Y tế Hoa Kỳ đều đưa ra báo cáo về nghiên cứu ung thư các chất gây ung thư ở người không có salbutamol. Cho đến thời điểm hiện tại, salbutamol không phải chất gây ung thư. 
Sau 1/7, sử dụng chất cấm bị xử lý nghiêm?
Theo ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh Tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bất cứ tổ chức, cá nhân sau 1/7 nếu sử dụng chất cấm nếu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện sẽ bị mất tài sản rất lớn, nhất là dính vào vòng lao lí. Để tăng cường công tác tuyên truyền, Bộ Công an, Viện Kiểm soát phải hướng dẫn cụ thể vì chỉ còn 2 tháng đã triển khai thực hiện.
Để tăng cường công tác tuyên truyền, Bộ Công an, Viện Kiểm sát phải hướng dẫn cụ thể vì chỉ còn 2 tháng đã triển khai thực hiện. Thứ hai cần tập trung công tác thanh tra, kiểm tra, nguồn cung cấp thêm chất cấm với Bộ Y tế đã có văn bản. Cụ thể, các văn bản đều đưa chất sabultamol vào diện kiểm soát đặc biệt, khi Công ty nhập về phải sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. Còn nhập qua đường tiểu ngạch chúng tôi cam đoan là hiện tại vẫn chưa bắt được.
Quốc Phong

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

4 scandal chấn động nhất của showbiz Hoa ngữ nửa đầu năm 2021