Hiểu rõ nguyên nhân cái chết “lãng xẹt” vì nặn mụn của thanh niên Hà Nội, mới biết không phải mụn nào bạn cũng nặn được đâu nhé!

Dương Tuệ Mẫn 2017-07-23 06:35
- Tưởng nặn mụn là việc hết sức đơn giản mà một thanh niên trẻ đã tử vong khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng.

Theo như thông tin báo chí đưa tin, anh H. (Hà Nội) đã đi nặn mụn trứng cá trên mặt, sau đó xuất hiện một nốt ở mũi sưng to và đau, sốt cao. Thấy vậy, anh liền mua thuốc kháng sinh về uống nhưng không đỡ và ngày càng nặng. Dù được thở oxy, lọc máu nhưng do tình trạng sốc quá nặng nên bệnh nhân đã tử vong.

Những cái chết “lãng xẹt” do nặn mụn và lời khuyên vàng từ chuyên gia

Tưởng nặn mụn là việc hết sức đơn giản mà một thanh niên trẻ đã tử vong khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng.

Thông tin này đã khiến nhiều chị em giật mình bởi bản thân họ cũng đã rất nhiều lần tự tay nặn bóp, thậm chí đi spa để được các nhân viên thực hiện loại bỏ nhân mụn.

Có nhiều loại mụn khi nặn có thể gây tử vong 

Trao đổi với một chuyên gia làm đẹp, bác sỹ Nguyễn Thị Diễm Hằng, Giám đốc một spa tại Hà Nội chuyên gia chăm sóc da và spa tại Hà Nội đã phân tích cho hay: Trên thị trường làm đẹp hiện nay, khi có mụn ai ai cũng muốn đi loại bỏ những mầm mống xấu xí này trên mặt. Họ thường chưa tìm hiểu nguyên nhân, chưa xem mụn đó có nặn được không nhưng đến ngay cơ sở làm đẹp để nặn bỏ mụn. Họ không biết rằng, có rất nhiều loại mụn khi nặn sẽ gây hại cho cơ thể, đôi khi còn gây ra tử vong cho khách hàng. Nên các nhân viên tại các cơ sở cùng khách hàng đều phải biết, các loại mụn đinh - mụn u - mụn u nang - mụn áp xe - mụn viêm nhiễm có thể gây nên áp xe.

“Sau khi nặn mụn, nếu để da bị nhiễm khuẩn thì người bị mụn có thể bị tử vong, hoặc nếu nhiễm phải uốn ván thì chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong. Những khách có tiểu sử huyết áp cao - có bệnh lý về tim mạch nếu trong quá trình lấy mụn đau đkhiến khách tăng xông cũng dẫn đến truỵ tim và tử vong tại chỗ. Hay đôi khi đơn giản như khách dị ứng với sản phẩm trị mụn cũng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong”, chuyên gia cảnh báo.

Bác sỹ Hằng cũng khẳng định không nên quá vội vàng khi loại bỏ những chiếc mụn mà chưa được thăm khám kỹ lưỡng. Để đưa ra một biện pháp đúng đắn nhất cho việc điều trị mụn, đầu tiên chúng ta phải xem vùng mụn mọc để xác định nguyên nhân gây ra mụn.

Nếu như trên khuôn mặt bạn nhiều mụn khu vực vùng trán thì nguyên nhân do căng thẳng, stress là yếu tố hàng. Bởi khi đó, cơ thể sẽ tiết ra chất cortisol làm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, và mụn dễ dàng “nổi dậy”.

Nếu mụn xuất hiện nhiều ở vùng mũi thì lý do là bởi hệ tiêu hóa của bạn bất ổn dẫn đến việc cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng từ thức ăn, cũng như không đào thải được các chất độc hại”.

Những cái chết “lãng xẹt” do nặn mụn và lời khuyên vàng từ chuyên gia

Chị em vốn dĩ lầm tưởng mụn cứ nặn là hết nên đang tự làm hại làn da của mình.

Tùy vùng da sẽ có những biện pháp xử lý tận gốc

Từ nguyên nhân đến việc đưa ra biện pháp xử lý cũng vậy, tùy vùng da, chúng ta sẽ có những biện pháp xử lý tận gốc.

Với vùng da trán lên mụn cần 1 giải pháp đầu tiên và hữu hiệu, bạn cần cân bằng cuộc sống của mình, luôn nghĩ tích cực, sống vui vẻ, lạc quan, không quên dành thời gian để xả xtress, vui chơi với bạn bè và người thân. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ để điều chỉnh lượng dầu tiết ra.

Bên cạnh đó, khách hàng nên điều chỉnh lại hệ tiêu hóa của mình bằng cách ăn, nghỉ đúng giờ, ăn nhiều rau xanh, chất xơ và các thực phẩm dễ tiêu hóa. Một số thực phẩm tốt cho tiêu hóa: Sữa chua, bơ, khoai lang, chuối, dứa, yến mạch… Bạn cũng nên tránh ăn đồ cay nóng vì chúng có chứa chất làm “tê liệt” hoạt động tiết dịch và men tiêu hóa.

Ngoài da, chúng ta phải có chế độ vệ sinh – chăm sóc da không tốt, viêm nhiễm phụ khoa chính là nguyên nhân gây ra mụn.

Người nặn mụn phải đảm bảo các yếu tố vệ sinh, chuyên môn

Hiện nay, các cơ sở làm đẹp áp dụng nhiều “chiêu” nặn mụn. Trao đổi về vấn đề này, bác sỹ Hằng đưa ra lời khuyên: Đối với người nặn, phải đảm bảo vệ sinh - khử khuẩn và an toàn trong quá trình điều trị mụn. Đảm bảo nặn hết nhân mụn và bôi thuốc kết hợp uống để giải quyết cả trong lẫn ngoài da”.

Sau khi nặn mụn, bệnh nhân nên bôi thuốc có kháng khuẩn như thuốc Anapa, một loại thuốc bán rất phổ biến trên thị trường và kháng khuẩn rất tốt cho da.

Để đảm bảo mụn không mọc lại, bệnh nhân cần tìm hiểu ngay để tìm ra nguyên nhân điều trị tận gốc của vấn đề.

Ví dụ như, nguyên nhân nóng gan- nóng trong thì uống các loại trà mát - giải nhiệt - tiêu độc, do viêm nhiễm vùng kín thì nên song song đặt thuốc hoặc rửa bằng lá trầu không.

Những cái chết “lãng xẹt” do nặn mụn và lời khuyên vàng từ chuyên gia

Bác sỹ Nguyễn Thị Diễm Hằng, Giám đốc một spa tại Hà Nội đưa ra lời khuyên tốt nhất cho khách hàng. hãy là người hiểu mình và thông minh kể cả khi làm đẹp.

Để đảm bảo được sự an toàn cao nhất cho người đi nặn mụn, khách hàng nên lựa chọn những nơi uy tín có bác sỹ - y tá điều trị là tốt nhất và đảm bảo nhất. Sử dụng những sản phẩm mỹ phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ - có mã vạch, đặc biệt là những sản phẩm dùng cho mặt.

Dương Tuệ Mẫn

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Ly hôn, loạt sao nam này vẫn giữ mối quan hệ thân mật với vợ cũ