Tự bắt bệnh bằng cách... soi gương và nhìn lưỡi

2016-02-08 12:00
- Màu sắc, tình trạng của lưỡi có thể phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của từng người.
Theo các chuyên gia, lưỡi không chỉ là cơ quan vị giác cảm nhận mùi vị đơn thuần mà còn là bộ phận phản ánh một cách khá chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh tật của mỗi người. Ngay cả với người bình thường, nếu có chút hiểu biết về y học cũng có thể đứng trước gương, thè lưỡi để tự bắt bệnh qua quan sát màu sắc, tình trạng. Khi thấy lưỡi có những dấu hiệu bất thường báo hiệu bệnh nguy hiểm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Lưỡi có vết loét
Lưỡi của người khỏe mạnh sẽ có màu hồng hào, bề mặt mịn màng, không có vết lở loét. Đôi khi lưỡi có thể bị nhiệt miệng, gây ra vết loét và có mủ. Tình trạng này thường kéo dài từ một đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu lưỡi của bạn có vết loét dài hơn vết nhiệt, khối u màu đỏ hoặc màu trắng và kéo dài mãi không khỏi, dù đã tìm cách điều trị, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư bờ lưỡi.
Tự bắt bệnh bằng cách... soi gương và nhìn lưỡi
Ảnh minh họa.
Lưỡi màu nâu
Lưỡi có màu nâu thành từng đốm và ngày càng tối màu có thể cũng là một dấu hiệu sớm của ung thư da. Nếu thấy tình trạng này biểu hiện rõ ràng, bạn cần đi khám ngay lập tức.
Lưỡi có nếp nhăn
Lưỡi xuất hiện các nếp nhăn dài có thể là dấu hiệu bạn đã mắc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Nếu beieru hiện này đi kèm với thói quen quan hệ tình dục không lành mạnh, không áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn thì khả năng mắc bệnh của bạn khá cao.
Lưỡi màu đỏ
Lưỡi đang hồng hào chuyển dần sang màu đỏ có thể báo hiệu cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B-12 và B-3, sốt hoặc bệnh Kawasaki.
Lưỡi đen hoặc vàng
Lưỡi đen hoặc vàng là do vi khuẩn và nấm men hình thành trên mặt lưỡi do thói quen uống cà phê, hút thuốc nhiều, vệ sinh răng miệng không tốt. Lúc này, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng đúng cách để loại trừ vi khuẩn và nấm. Nếu thấy không đỡ, hãy đến gặp bác sĩ để được chữa trị tận gốc.
Lưỡi bầm tím
Lưỡi bầm tím rồi chuyển dần sang màu đen sau vài ngày, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn to, đi kèm với triệu chứng mệt mỏi, đau vùng trước tim thì người đó dễ đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim. Trong trường hợp này cần hết sức cẩn trọng và đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Hai bên lưỡi có mảng trắng đan xen nhau

Đây có thể được xem là dấu hiệu điển hình của căn bệnh tự miễn dịch, viêm mãn tính, có tên gọi liken phẳng niêm mạc miệng. Đây là căn bệnh gây ra nhiều rắc rối cho hệ miễn dịch nhưng có thể chữa trị bằng liệu pháp từ thiên nhiên. Khắc tinh của bệnh liken phẳng niêm mạc miệng là củ nghệ, được chứng minh là có thể chữa khỏi bệnh này. Bạn có thể bổ sung bột nghệ hoặc ăn nghệ tươi trực tiếp để điều trị căn bệnh này.

Lưỡi có lông màu trắng ở giữa

Lưỡi mọc lông màu trắng ở giữa có thể báo hiệu bạn mắc bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng hoặc táo bón. Đôi khi nó còn đi kèm theo biểu hiện lưỡi sưng hơn bình thường. Ngoài ra, người nào mắc bệnh dạ dày mãn tính, u xơ dạ dày mãn tính hoặc loét thành tá tràng cũng có biểu hiện là mọc lông trắng ở giữa lưỡi.

Lưỡi nóng rát

Lưỡi nóng rát là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh. Các nguyên nhân khác có thể do nhiễm khuẩn, miệng khô hoặc thiếu dinh dưỡng.

Lưỡi có màu nhợt nhạt

Đây có thể xem là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu do thiếu sắt. Cơ thể bị thiếu sắt khiến máu không mang đủ oxy đến các mô, trong đó có lưỡi, từ đó khiến lưỡi nhợt nhạt thay vì có màu đỏ hồng. Để loại bỏ tình trạng này, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò, thịt lợn, sò, trai, cải bắp, cải xoong...

Dương Thùy

(Theo Congluan)

Xem thêm video: Ăn gì để bạn tràn đầy năng lượng cho ngày làm việc dài lê thê?

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Dàn sao Việt rộn ràng ăn mừng Messi và đồng đội vô địch World Cup 2022