“Ham hố” uống loại sữa này, nguy cơ béo phì, tiểu đường tăng cao bất ngờ

Quỳnh Trang 2018-06-09 10:30
- Tiêu thụ sữa đặc có đường thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường, sâu răng ở người lớn và trẻ nhỏ.

Sữa đặc có đường được sản xuất nhờ kết hợp mía đường với sữa bò nguyên chất. Sữa tươi, nguyên kem được đưa vào lò với nhiệt độ khoảng 114ºC bằng cách đi qua những vòi dẫn. Sau khoảng 5 phút, sữa được dẫn vào lò chứa đường để pha trộn. Hỗn hợp sữa - đường được đưa vào nồi chân không với nhiệt độ không quá 77,7ºC trong khoảng từ 1 đến 1 giờ rưỡi. Kết quả hỗn hợp được cô đặc trở thành sữa đặc có đường.

“Ham hố” uống nhiều sữa đặc có đường, nguy cơ béo phì, tiểu đường tăng cao bất ngờ

Ngày nay, sữa đặc có đường được sử dụng làm thực phẩm cho người lớn như cà phê, trà, bánh ngọt... Tuy nhiên việc tiêu thụ sữa đặc có đường quá nhiều sẽ gây ra nhiều nguy cơ sức khỏe cho bạn. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn không nên cho trẻ dưới 2 tuổi uống sữa đặc có đường.

“Ham hố” uống nhiều sữa đặc có đường, nguy cơ béo phì, tiểu đường tăng cao bất ngờ

Chuyên gia dinh dưỡng Rita Ramayulis cho biết: “Cơ thể chúng ta có thể dung nạp các chất dinh dưỡng ở một mức độ nhất định. Tiêu thụ đường cao hơn 10% so với ngưỡng cho phép có thể làm giảm độ nhạy cảm insulin, dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Trong 1000ml sữa đặc có đường đã pha có chứa 27g chất đạm, 218g đường. Cả người lớn và trẻ em đều nên giới hạn lượng đường tiêu thụ hàng ngày ở mức 26g (2 thìa cà phê) ở trẻ em và 50g (4 thìa cà phê) ở người lớn. Trẻ em sẽ tiêu thụ lượng đường vượt mức cho phép nếu uống trên 2 ly sữa đặc mỗi ngày. Tiêu thụ quá nhiều sữa đặc có đường làm tăng nguy cơ mắc béo phì, tiểu đường cũng như gây hại cho răng của cả trẻ em và người lớn."

Quỳnh Trang/Theo Thejakartapost

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


Loạt ảnh cưới thời xưa cực độc của sao Việt