Vụ cô gái trẻ đi làm mí hỏng gây bão mạng XH: Bác sĩ thẩm mỹ Hà Nội “chỉ thẳng” NHỮNG GÓC TỐI ít người biết của ngành thẩm mỹ (P.1)

2017-11-22 11:16
- Theo Ths - Bs Phạm Thị Thu Hà - người có tiếng trong giới phẫu thuật thẩm mĩ tại Hà Nội cho biết, các spa, tiệm nail, tiệm tóc "đội lốt" cơ sở y tế, chuyên khoa thẩm mỹ mọc lên như nấm và dở đủ mọi chiêu để "đánh lừa" những chị em nhẹ dạ, cả tin, ham rẻ đi làm đẹp khiến họ phải trả một cái giá đắt: sự xấu xí vĩnh viễn trên gương mặt.

Thời gian gần đây, báo chí liên tiếp phanh phui những trường hợp các chị em kêu cứu vì đã phải nhận những "trái đắng ngắt" khi đi làm đẹp tại các spa, cơ sở thẩm mỹ không được cấp phép hoạt động thẩm mỹ.

Vài ngày gần đây, dư luận còn chưa hết kinh hãi với trường hợp của cô gái trẻ đi cắt mí tại Spa thẩm mỹ K.T có địa chỉ tại quận Hoàng Mai (Hà Nội). Vụ việc hy hữu vừa rồi của cô gái trẻ khiến nhiều người xem hoang mang về chất lượng cũng như vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh của spa thẩm mỹ này.

Được biết, tiệm spa nơi cắt mí mắt hỏng cho khách chỉ là quán cắt tóc gội đầu, không được phép hoạt động thẩm mỹ và sẽ bị xử phạt 60 triệu đồng.

Vụ cô gái trẻ đi làm mí hỏng gây bão mạng XH: Bác sĩ thẩm mỹ Hà Nội “chỉ thẳng” NHỮNG GÓC TỐI ít người biết của ngành thẩm mỹ

Vụ việc cắt mí hỏng của cô gái trẻ khiến nhiều người xem hoang mang về chất lượng cũng như vấn đề đảm bảo an toàn, vệ sinh của spa thẩm mỹ này.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về những góc tối của ngành thẩm mỹ cũng như hoạt động nhập nhèm của các spa hiện nay, PV Emđẹp đã có buổi trò chuyện với Ths - Bs Phạm Thị Thu Hà (Trưởng phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ, thẩm mỹ bác sĩ Hà Thanh).

Xin Bs cho biết những dịch vụ bấm mí (Nhấn mí) và cắt mí là loại dịch vụ gì và thường được thực hiện ở đâu, do ai thực hiện nếu làm đúng quy trình?

Chào độc giả Emdep.vn. Thứ nhất dịch vụ Bấm mí (Nhấn mí) và cắt mí là một thủ thuật Y khoa có xâm lấn, có gây chảy máu.

Thứ hai, đây là loại dịch vụ phải được các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ thực hiện tại bệnh viện có khoa phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.

Thời gian gần đây, nhiều chị em lại dại dột đổ xô đi nhấn mí và cắt mí tại các Spa, tiệm phun xăm, tiệm tóc, tiệm móng - nơi mà một người bình thường cũng hiểu đó không phải là cơ sở y tế. Vậy tại sao những địa điểm này cũng thu hút được khách hàng “móc ví” ra làm đẹp? 

Hiện có rất nhiều chị em có nhu cầu đi làm đẹp. Tuy nhiên, thay vì phải đến các cơ sở y tế uy tín thì họ lại "sính" đến những spa, tiệm phun xăm, tiệm tóc, tiệm móng bình thường. Có hiện tượng này, là khi khách hàng đến các đơn vị đó để làm tóc, móng, chăm sóc da mặt hay gội đầu luôn được các nhân viên tư vấn sang dịch vụ bấm mí (Nhấn mí ) và cắt mí. Nếu khách chưa tin thì cho họ xem một vài Livestream, hoặc ảnh 360 độ trước sau đẹp lung linh để thuyết phục khách hàng.

Bên cạnh đó, những spa, tiệm phun xăm, tiệm tóc, tiệm móng bình thường, họ sử dụng mạng xã hội. Những đơn vị quảng cáo này họ không thể phân biệt được đâu là bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ đâu không là người thường. Cứ có tiền là có thể chạy quảng cáo, muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm.

Vụ cô gái trẻ đi làm mí hỏng gây bão mạng XH: Bác sĩ thẩm mỹ Hà Nội “chỉ thẳng” NHỮNG GÓC TỐI ít người biết của ngành thẩm mỹ

Tiệm spa nơi cắt mí mắt hỏng cho khách chỉ là quán cắt tóc gội đầu, không được phép hoạt động thẩm mỹ.

Trước đây, muốn quảng cáo trên báo giấy hoặc báo mạng thì các đơn vị đều phải nộp chứng chỉ hành nghề của bác sĩ hoặc giấy phép quảng cáo của cơ quan chức năng (Sở Y Tế). Nhưng hiện nay mạng xã hội, công cụ tìm kiếm lên ngôi, thì không có sự kiểm duyệt gì. Ai muốn quảng cáo gì cũng được miễn là nộp đủ tiền. Đây là một điểm tối “chết người” về mặt quản lý mà cơ quan chức năng cũng bó tay.

Một điều nữa phải nói đến là giá dịch vụ ở các cơ sở này siêu rẻ, có thể nói rẻ một cách bất ngờ. Cụ thể, giá dịch vụ cắt mí, bấm mí mà bác sĩ thực hiện ở bệnh viện hay phòng khám dao động từ 6-8-10 triệu đồng tùy vào uy tín của bác sĩ.

Trong khi đó, giá dịch vụ này ở các spa, tiệm phun xăm, tiệm tóc, tiệm móng chỉ khoảng 600k-800k-1000k tức là chỉ bằng 10 % giá do bác sĩ thực hiện. Chính giá siêu rẻ này đã đánh vào lòng tham, sự ham rẻ của chị em.

Cuối cùng, khi đến làm đẹp tại các cơ sở bấm mí trên, khách hàng đều được tư vấn là nếu không thích mẫu mí này, lại tháo ra mí sẽ trở về bình thường, giống như uốn tóc không thích kiểu này thì đổi kiểu khác. Nên những khách hàng chưa tìm hiểu về dịch vụ này kỹ càng sẽ tin ngay. Từ đó có thể dẫn tới các hệ lụy làm đẹp đáng tiếc trên.

Vụ cô gái trẻ đi làm mí hỏng gây bão mạng XH: Bác sĩ thẩm mỹ Hà Nội “chỉ thẳng” NHỮNG GÓC TỐI ít người biết của ngành thẩm mỹ

Thời công nghệ số, tất cả chỉ gói gọn trong chiếc màn hình Smart Phone bé vài inch với những quảng cáo Livestream, quảng cáo ảnh 360 độ đẹp lung linh dồn dập đập vào mắt người dùng. Nếu là một khách hàng đang có nhu cầu đi làm đẹp, chị em phải làm thế nào để phân biệt được thật - giả, thưa bác sĩ?

Dịch vụ nhấn mí - bấm mí, thực tế là một thủ thuật y khoa có xâm lấn, có gây chảy máu (qua đường kim phẫu thuật, kim luồn). Đã là thủ thuật y khoa thì phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ tại bệnh viện có khoa phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.

Nếu người thực hiện không phải là bác sĩ cũng như không thực hiện ở cơ sở y tế thì người đó đang vi phạm pháp luật. Vì vậy các chị em khi có nhu cầu làm đẹp nên đến những bệnh viện có khoa phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ.

Thông thường những phòng khám này bao giờ cũng phải có biển hiệu ghi rõ bác sĩ phụ trách, số giấy phép hoạt động của Sở y Tế. Tất nhiên, giấy này khác hẳn với giấy đăng ký kinh doanh do phòng kinh tế kế hoạch của các quận huyện cấp.

Vụ cô gái trẻ đi làm mí hỏng gây bão mạng XH: Bác sĩ thẩm mỹ Hà Nội “chỉ thẳng” NHỮNG GÓC TỐI ít người biết của ngành thẩm mỹ

Ảnh khách hàng nhấn mí luồn chỉ tại tiệm uốn tóc gội đầu, mí còn, mí mất, mắt ba mí trông rất mất thẩm mỹ (Ảnh do Ths Bs Phạm Thị Thu Hà cung cấp)

Nếu như trong quá trình làm đẹp ở các cơ sở không đảm bảo mà bị hỏng, hoặc không nhận được những kết quả mong muốn, chị em phải giải quyết thế nào?

Khi khách hàng có những kết quả không như mong muốn thì những người đã thực hiên thủ thuật cho bạn ở các cơ sở spa, tiệm phun xăm, tiệm tóc, tiệm móng bình thường không thể giúp sửa chữa được vì đơn giản họ không phải là bác sĩ. Họ chỉ học mót phần ngọn thôi, mà không hiểu phần gốc sẽ khiến đã xấu còn tệ hơn.

Phần thiệt thòi luôn thuộc về khách hàng vì các cơ sở này sẽ thường đóng cửa, hạ biển, vứt sim điện thoại, bỏ giấy phép kinh doanh, và đi sang quận huyện khác mở một spa mang tên khác, lấy số điện thoại khác. Sau đó, họ lại quảng cáo trên mạng xã hội và công cụ tìm kiếm và lại tiếp tục hành nghề.

Vì thế, khi không hài lòng với kết quả thẩm mỹ, một cách cứu vãn khôn ngoan nhất là khách hàng nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ để tìm cách khắc phục.

Vụ cô gái trẻ đi làm mí hỏng gây bão mạng XH: Bác sĩ thẩm mỹ Hà Nội “chỉ thẳng” NHỮNG GÓC TỐI ít người biết của ngành thẩm mỹ

Ảnh khách hàng nhấn mí luồn chỉ tại tiệm móng ,mí phải trở về bình thường, mí trái bị nhiễm trùng đã phải điều trị sau đó tạo thành ve mắt trông rất phản cảm (Ảnh do Ths Bs Phạm Thị Thu Hà cung cấp)

Có nhiều cơ sở nhấn mí, cắt mí hiện nay mọc lên như nấm. Nghe nhiều người tiết lộ, các chủ spa tự phát này có thể chỉ học một ngày là có thể nhấn mí, cắt mí. Vậy nếu một người bình thường, phải mất bao nhiêu thời gian học tập và rèn luyện kỹ năng để trở thành bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ?

Để trở thành bác sĩ phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động của Sở y Tế cấp, một người bình thường phải mất từ 12-15 năm (chứ không phải 12-15h học cắt mí, bấm mí). Bao gồm 6 năm học Đại học y, 3 năm học chuyên sâu, 4- 5 năm làm việc ở bệnh viện chuyên khoa PTTM có giường bệnh.

Vụ cô gái trẻ đi làm mí hỏng gây bão mạng XH: Bác sĩ thẩm mỹ Hà Nội “chỉ thẳng” NHỮNG GÓC TỐI ít người biết của ngành thẩm mỹ

Ths - Bs Phạm Thị Thu Hà

Hiện nay, giấy đăng ký kinh doanh mở spa, tiệm nail, tiệm tóc do phòng kinh tế kế hoạch của các quận huyện cấp chỉ mất 1 tuần và còn khá dễ dàng. Bởi thế, ai có nhu cầu mở spa, tiệm nail, tiệm tóc... đều có thể mở được ngay. Còn giấy phép hoạt động của Sở y Tế cấp cho một người hành nghề phải mất từ 12-15 năm. Và đây là một sự khác biệt rất lớn.

Xin cảm ơn những chia sẻ của bác sĩ!

Mời độc giả đón đọc P.2: Thực trạng kinh hãi khi nhấn mí luồn chỉ tại các spa không uy tín và cách 'CỨU CÁNH' nhan sắc

Thảo Nguyên

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất


3 cung Hoàng đạo có trái tim chân thành và ấm áp nhất