Đi lễ chùa đầu xuân, bà nội trợ nên để TIỀN GIỌT DẦU ở đâu CHUẨN NHẤT?

Thu Hà 2018-02-16 16:28
- Đặt một chút tiền giọt dầu luôn là văn hóa không thể thiếu khi đi lễ đầu năm của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đặt tiền giọt dầu ở đâu cho đúng vẫn là điều không phải ai cũng biết.

“Rải thảm” tiền giọt dầu 

Đi lễ chùa những ngày đầu xuân, hình ảnh ta có thể dễ dàng bắt gặp những đồng tiền lẻ mệnh giá 500 đồng, 1.000 đồng, 2000 đồng... xuất hiện khắp nơi.

Mặc dù chùa nào cũng đặt hòm công đức tại nơi quy định nhưng người đi lễ vẫn rải tiền ở bất cứ chỗ nào có thể. Tay tượng Phật, ban thờ, mâm ngũ quả, thậm chí là rải tiền ở hồ nước ngay trước cổng chùa.

Đi lễ chùa đầu xuân, để tiền giọt dầu ở đâu là CHUẨN NHẤT?

Tiền lẻ rải đầy mặt hồ là hình ảnh phản cảm khi đi lễ chùa đầu năm. Ảnh minh họa.

Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày Tết là chị Nguyễn Thị Lành (ngụ tại đường Tố Hữu, Q. Hà Đông, Hà Nội) đều đổi 1 triệu đồng tiền lẻ loại 500 đồng để đi lễ chùa. Theo lý giải của chị thì tiền 500 đồng có màu đỏ sẽ đem lại may mắn, càng “rải” màu đỏ được nhiều nơi trong chùa thì năm mới càng nhiều lộc. Với quan niệm như thế, chị Lành đã đặt tiền lẻ vào bất cứ nơi nào có thể khi đi lễ chùa đầu năm.

“Bao năm nay tôi đều đặt tiền giọt dầu như thế với mong muốn được trời Phật chứng giám cho lòng thành tâm, mong sao năm mới nhiều lộc”, chị Lành tâm sự.

Đi lễ chùa đầu xuân, để tiền giọt dầu ở đâu là CHUẨN NHẤT?

Nhiều người dân vẫn nghĩ đặt tiền giọt dầu lên ban thờ là càng nhiều lộc. Ảnh minh họa.

Cũng chung suy nghĩ trên, chị Trần Thị Minh Vân (Q. Cầu Giấy, Hà Nội) luôn chuẩn bị một xấp tiền lẻ để đi lễ chùa đầu năm. Đi lễ chùa trong làng nơi chị sinh sống cho đến các chùa lớn, chị đều “rải thảm” tiền lẻ.

Mâm ngũ quả chị dâng cúng khi đi chùa cũng cài một mấy tờ tiền có mệnh giá từ 10 – 50.000 đồng. Sau khi lễ xong, một phần tiền chị đưa vào công đức, một phần tiền còn lại chị “xin lộc” mang về. Chị Vân cho rằng để tiền giọt dầu như vậy là cách thể hiện cái tâm khi đi lễ. “Nếu thiếu tiền giọt dầu để trên ban thì sẽ thấy không yên tâm chút nào”, chị Vân cho hay.

Chỉ nên đặt tiền giọt dầu ở hòm công đức

Theo Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Phó chánh Văn phòng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, điều quan trọng nhất khi đi lễ chùa là ở sự thành tâm.

Đặt tiền giọt dầu là một nét văn hóa đẹp khi đi lễ chùa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đặt tiền giọt dầu đúng cách.

Đi lễ chùa đầu xuân, để tiền giọt dầu ở đâu là CHUẨN NHẤT?

Thượng tọa Thích Thanh Tuấn khẳng định chỉ nên đặt tiền giọt dầu vào hòm công đức khi đi lễ chùa

Thượng tọa Thích Thanh Tuấn khẳng định việc đặt tiền giọt dầu lên ban, cài vào tay Phật là điều không nên.  

“Bất cứ nhà chùa, đình, đền nào cũng có hòm công đức. Lễ xong, nếu muốn đặt tiền giọt dầu, người dân hãy đặt vào hòm công đức, không đặt trên ban. Như vậy, phúc mới được trọn vẹn”, Thượng tọa Thích Thanh Tuấn nói.

Một lý do khác người dân không nên đặt tiền lên ban là vì đồng tiền rất bẩn, đi khắp nơi. “Đặt tiền lên ban không chỉ làm uế tạp nơi cửa Phật mà còn khiến kẻ gian nảy sinh lòng tham”, Thượng tọa Thích Thanh Tuấn lý giải.

Không ít người có suy nghĩ tiền giọt dầu càng nhiều, càng lớn, mâm cao cỗ đầy khi đi lễ chùa sẽ càng được Phật phù hộ. Tuy nhiên, Thượng tọa Thích Thanh Tuấn khẳng định đây là một quan niệm không đúng.

“Bởi Đức Phật không chê giàu nghèo. Thành tâm một nén hương thấu đến tận cửu trùng chứ không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy. Tránh suy nghĩ lệch lạc khi hành lễ với quan niệm lễ càng nhiều, Phật phù hộ càng nhiều. Quan niệm trên hoàn toàn sai và lệch lạc, làm mất đi nét đẹp trong tôn giáo Việt Nam”, Thượng tọa nói.

Thượng tọa Thích Thanh Tuấn lưu ý người dân đi lễ chùa đầu năm cần ăn mặc trang phục nghiêm chỉnh, màu sắc hài hòa.

Đi lễ chùa đầu xuân, để TIỀN GIỌT DẦU ở đâu CHUẨN NHẤT?

Lễ vật khi đến chùa chỉ nên sắm lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè. Chỉ khi lễ ở đền thờ thánh, người dân mới cần sửa lễ mặn như thịt gà, giò…

Khi vào chùa, trước tiên phải lễ Tam bảo, sau đó xuống nhà thờ Mẫu, cuối cùng lễ ở nhà Tổ… Đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chính giữa chỉ dành cho bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi và đi ra cũng theo cửa này.  

Gặp nhà sư, người dân nên chắp tay trước ngực hình búp sen và nói “A di đà Phật” và xưng “con”. Khi thưa gửi gì với nhà sư cần chắp tay trước ngực hình búp sen để thể hiện lòng thành kính, trang nghiêm nơi cửa Phật.

 Thu Hà

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Thủ thuật chặn số điện thoại trên iPhone đơn giản nhất