Những bài học cơ bản mà mọi ông bố phải được 'dạy đầy đủ' trước khi có con

2017-02-11 13:00
- Dù việc chăm sóc con đã có mẹ đảm nhận nhiều phần hơn thì các ông bố cũng vẫn phải nắm được một số các thao tác cơ bản để hỗ trợ mẹ nhé!

 Đếm tã ướt, bỉm ướt của trẻ như thế nào?  

Một em bé sơ sinh, số lượng tã bỉm bẩn có thể sẽ tăng lên 5-6 tã mỗi ngày. Tùy theo việc em bé được nuôi bằng sữa mẹ hay sữa bột mà số lượng tã có thể ít hơn hoặc nhiều hơn.  

Sau này, khi em bé bú sữa mẹ có thể có từ 1-2 lần đi vệ sinh trong ngày, phân của các bé sẽ thay đổi màu sắc từ đen - xanh sang màu vàng như mù tạt vàng khi chuyển từ sữa non sang sữa trắng đục. Bé bú sữa công thức ít đi ngoài hơn, chóng lớn hơn và phân cũng có màu sắc đậm hơn.  

Phải quấn khăn cho bé ra sao?  

Hãy hỏi các y tá cách quấn khăn cho bé theo những bước cơ bản nhất nếu bố không có thời gian cùng mẹ theo học các lớp tiền sản. Nhưng tiện nhất, có thể hỏi ngay bà nội hoặc bà ngoại cách quấn khăn cho con sao cho hợp lý, vì các bà luôn là người dày dặn kinh nghiệm rồi. Chiếc khăn ấm áp và mềm mại sẽ giúp bé có cảm giác an toàn như khi còn trong bụng mẹ.  

Làm sao để làm ấm sữa cho bé bú?  

Khi ở bệnh viện, gia đình sản phụ phải tự lo mọi thứ về sinh hoạt. Vì vậy, hãy tìm hiểu quá trình cho bé trước khi mẹ có thể xuất viện. Bạn có thể sử dụng chai giữ nhiệt để trữ sữa mẹ trong thời gian ngắn hoặc dùng ấm đun siêu tốc để có nước nóng pha sữa cho bé trong trường hợp sữa mẹ chưa về kịp.  

Hãy đảm bảo sữa pha hoặc hâm lại không quá nóng. Nếu không biết độ nóng như thế nào sẽ phù hợp cho bé sơ sinh, hãy dùng nhiệt kế để đo độ. Về nguyên tắc, 36,7 độ C là thích hợp. Nếu đã quen, bạn sẽ không phải cần nhiệt kế và không cần đánh thức mẹ dậy để hỏi chi tiết về cách pha sữa.  

 Làm thế nào để thay tã bỉm cho con?  

Nếu là bé trai, sẽ có một “đài phun nước di động” mỗi lúc bé tiểu. Do đó, khi thay tã cho bé, hãy dùng một chiếc khăn đặt lên đó. Với bé gái, bạn phải chú ý vệ sinh thật kỹ, lau bẹn cho bé từ trước ra sau để phân không vây đến bộ phận vùng kín của bé.  

Bố hãy lưu ý, đừng để con mặc tã ướt, bỉm ướt hoặc bẩn quá lâu vì nó sẽ làm ẩm, sinh ra hăm và khó khăn hơn trong việc chăm sóc về sau.  

chuẩn bị làm bố

Làm thế nào để xử lý tã, bỉm bẩn?  

Tã, bỉm bẩn phải được xử lý gọn. Bố có thể theo các miếng băng keo của từng miếng bỉm để quấn gọn lại trước khi cho vào sọt rác. Nếu dùng tã vải phải có bọc riêng để có thể mang về giặt. Bố nhanh nhẹn xử lý tã, bỉm bẩn là một cách chăm sóc con giúp mẹ rất nhiều rồi đấy.  

Làm thế nào để đủ kiên nhẫn?  

Trẻ sơ sinh không thể giao tiếp với bố mẹ bằng ngôn ngữ. Thay vào đó, bé chỉ mỉm cười, la hét, quấy khóc và rên rỉ. Đôi khi bố sẽ không hiểu bé muốn gì nhưng hãy bình tĩnh. Bố là người trưởng thành và bố sẽ có thể cùng mẹ biết cách để vượt qua nó. Dần dần, bố sẽ thấu hiểu cách chăm sóc bé sơ sinh nhà mình bằng chính những cảm nhận của bản thân.  

(Theo Khám phá)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Vạn điều phụ nữ giấu trong lòng, đàn ông thường không nhìn thấu