Nhật ký mẹ bầu: Tháng thứ 2 mang thai

Thụy Du 2015-04-06 06:44
- Lúc này, thai nhi bắt đầu có sự phát triển rõ hơn và hình thành các bộ phận cơ thể chính trong bụng mẹ.

Vào tháng thứ 2 của thai kỳ, đặc biệt là tuần thứ 6, người mẹ bắt đầu cảm nhận được những thay đổi nho nhỏ đang xảy ra trong tử cung của mình. Đây là khoảng thời gian có các dấu hiệu sớm của thai kỳ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi và bạn có thể xác định chính xác bằng cách thử thai. Đây cũng là lúc bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám, xác định tình trạng của thai nhi.

Điều gì xảy ra với cơ thể của bạn trong tháng thứ 2 mang thai?

Thay đổi nội tiết

Mang thai là thời điểm cơ thể người phụ nữ thay đổi nội tiết tố ở mức đỉnh điểm. Ngoài estrogen và progesterone luôn ở mức cao, có 1 số lượng lớn HCG tồn tại trong cơ thể của mẹ bầu. Những hormone này gây ra những thay đổi trong cơ thể của bạn, bao gồm cả những vấn đề khó chịu khi mang thai.

Ốm nghén

Khi mức HCG trong máu mẹ bầu tăng lên, nó kích thích buồng trứng giải phóng estrogen nhiều hơn - hormone này gây buồn nôn, nôn và cũng làm tăng sự nhạy cảm của bà bầu đối với 1 số mùi nào đó.

Mệt mỏi

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và ốm. Điều này cũng là vì cơ thể bạn đang làm việc quá sức khi phải cố gắng thực hiện theo nhu cầu của thai nhi đang phát triển. 3 tháng đầu là thời điểm phát triển các bộ phận chính của thai nhi, do đó sự mệt mỏi càng tăng.

Có đốm máu

Đây là 1 hiện tượng rất tự nhiên trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nó xảy ra khi trứng được thụ tinh sẽ cố gắng bám vào thành tử cung và đậu ở đó. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy các triệu chứng khác như chuột rút và đau bụng dưới, bạn nên đi khám sớm nhất có thể.

Nhật ký mẹ bầu: Tháng thứ 2 mang thai

Bầu ngực có sự thay đổi

Những thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai không chỉ liên quan đến mọi khía cạnh của sinh lý và tâm lý bà bầu mà còn khiến bộ ngực cũng bị ảnh hưởng. Bạn có thể cảm thấy ngực mình trở nên căng tức, nhạy cảm và mềm hơn trong tháng này. Đây cũng là 1 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang tự chuẩn bị cho việc cho con bú.

Đi tiểu thường xuyên

Khi thai nhi phát triển trong tử cung, nó sẽ đè lên bàng quang và khiến mẹ bầu muốn đi tiểu thường xuyên.

Sự phát triển của bé

Các bộ phận chính phát triển

Khi trứng thụ tinh bám trên bề mặt của tử cung, nó được gọi là 1 phôi thai. Trong tuần thứ 5, tất cả những sự phát triển quan trọng của bào thai diễn ra với 1 tốc độ nhanh chóng. Tim, hệ thống thần kinh trung ương, tuyến giáp, xương và cơ bắp hình thành cùng với ống thần kinh để hình thành não và tủy sống đã bắt đầu phát triển.

Chân tay được hình thành

Mắt, tai, miệng, mũi bắt đầu hình thành và được hiện lên là các dấu chấm đen trên hình siêu âm. Ngoài ra, chân tay của bé bắt đầu nhô ra khỏi cơ thể. Hiện tại em bé của bạn có thể di chuyển bên trong tử cung của bạn mặc dù vẫn chưa đến lúc để bạn có thể cảm nhận được những cú đá của bé.

Nhau thai phát triển

Với sự phát triển của nhau thai, em bé bắt đầu nhận được dinh dưỡng từ mẹ thông qua dây rốn. Dây rốn cũng phát triển các mạch máu riêng biệt giúp hấp thụ oxy và dinh dưỡng từ bạn.

Đặc điểm khuôn mặt phát triển rõ hơn

Vào cuối tháng này, đặc điểm khuôn mặt của em bé trở nên rõ rệt hơn, tay chân cũng mọc dài và bây giờ có thể thấy rõ. Mũi có phần rõ rệt hơn, mí mắt và đôi môi có thể nhìn thấy và tai cũng đang phát triển, tạo cho thai nhi 1 cấu trúc khuôn mặt riêng biệt.

Xin chúc mừng bạn, hành trình của người mẹ đã thực sự bắt đầu rồi đấy!

Thụy Du - (Dịch theo THS)
(Theo Congluan.vn)

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

"Nằm một chỗ" vẫn giảm cân nhanh chóng, bạn gái yên tâm đón Tết với dáng xinh