Nắng nóng đỉnh điểm, bố mẹ cần nằm lòng những điều này để trẻ không bị ốm

2018-07-02 14:56
- Nắng nóng đỉnh điểm, nền nhiệt độ cao như những ngày qua rất dễ khiến trẻ bị ốm. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý những điều này để chăm sóc con thật tốt.

Nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ lên tới 40-41 độ C khiến ai cũng mệt mỏi, khó chịu, đặc biệt là trẻ em. Nhiều người lựa chọn giải pháp cho con nằm điều hòa cả ngày nhưng con vẫn ốm. Chính vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những điều này khi chăm sóc trẻ mùa nắng nóng, để bảo đảm sức khỏe của con.

Nhận biết các dấu hiệu trẻ dễ mắc phải trong những ngày nắng nóng cao điểm

1. Trẻ bị thiếu nước nhẹ hoặc đau thắt vì nhiệt 

Đây là 2 dấu hiệu sớm nhất cho thấy bệnh về nhiệt. Nếu phát hiện triệu chứng này, hãy đưa trẻ vào nơi thoáng mát ngay lập tức và cho trẻ uống nước.

Nắng nóng đỉnh điểm, bố mẹ cần nằm lòng những điều này để trẻ không bị ốm

Những triệu chứng trên có thể bao gồm việc trẻ phàn nàn về tình trạng quá nóng hay quá khát; trẻ đổ mồ hôi, co cơ, da mẩn đỏ, chóng mặt, buồn nôn. Trẻ sơ sinh có thể bị đỏ da, ẩm ướt vùng quanh cổ và tóc.

2. Kiệt sức, thiếu nước nghiêm trọng hoặc say nắng

Hành động ngay bằng cách đưa trẻ vào trong nhà và cho trẻ uống nước (nếu có thể) khi bạn phát hiện triệu chứng kiệt sức vì nhiệt, thiếu nước nghiêm trọng hoặc say nắng.

Bạn cũng nên loại bỏ quần áo thừa và cho trẻ tắm nước mát.

Các triệu chứng trên có thể bao gồm đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không ra mồ hôi chút nào. Trẻ có thể than thở về chuyện mắt bị mờ đi, đau đầu, chóng mặt và cơ thể yếu ớt. Trẻ có thể biểu hiện thái độ kích động hoặc nhầm lẫn, ảo giác và nhịp thở nhanh, gấp.

3. Nhầm lẫn hoặc ảo giác nghiêm trọng; hạn chế thoát mồ hôi (da khô), nôn mửa, khó thở (thở nhanh và không chậm lại sau vài phút), bất tỉnh hoặc co giật

Nắng nóng đỉnh điểm, bố mẹ cần nằm lòng những điều này để trẻ không bị ốm

Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng trên, cần gọi cấp cứu ngay lập tức và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ trong những ngày nắng nóng

1. Để trẻ chơi ngoài trời, nhưng trong bóng râm và vào khoảng thời gian nắng dịu nhất trong ngày, thường là trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Sử dụng bình xịt hoặc dụng cụ tưới nước để giúp trẻ giải nhiệt.

2. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ: Cho trẻ uống đủ từ 118 đến 237ml nước hoặc nước ép trái cây khoảng 30 phút trước khi tham gia một hoạt động nào đó.

3. Thường xuyên nghỉ ngơi để uống nước: Bạn có thể gọi trẻ vào nhà để giảm nhiệt cho trẻ, đồng thời nhắc trẻ uống nước tầm 20 phút/lần.

Nắng nóng đỉnh điểm, bố mẹ cần nằm lòng những điều này để trẻ không bị ốm

4. Ở trong nhà hoặc khu vực công cộng có điều hoà trong những ngày nắng nóng cao độ. Tắm nước mát để hạ nhiệt cho trẻ nếu không có điều hòa nhiệt độ trong nhà.

5. Chọn loại quần áo màu sáng nhạt để mặc cho trẻ. Bạn cũng nên chọn trang phục mỏng, nhẹ để không làm trẻ bị tăng nhiệt. Nếu nhà không có điều hòa nhiệt độ, trẻ nên mặc càng ít quần áo càng tốt.

6. Cho trẻ đội mũ rộng vành và đeo kính râm. Thoa kem chống nắng cho con cách 2 giờ 1 lần khi ở ngoài trời.

Nắng nóng đỉnh điểm, bố mẹ cần nằm lòng những điều này để trẻ không bị ốm

7. Không bao giờ để trẻ một mình trong xe ô tô nóng. Nhiệt tích tụ trong xe rất nhanh, có thể dẫn tới mốc nhiệt độ nguy hiểm chỉ trong vài phút. Hãy kiểm tra xe hơi của mình trước khi vào nhà hoặc ghé tiệm mua hàng.

Cách xử lý khi trẻ bị say nắng, mệt lả do nóng

Say nóng, say nắng

Trẻ bị say nắng, say nóng có những triệu chứng sau:

- Da nóng, ửng đỏ.

- Sốt cao trên 40 độ C.

- Không có mồ hôi.

- Lơ mơ.

- Co giật, động kinh.

- Sốc.

Sơ cứu:

Nắng nóng đỉnh điểm, bố mẹ cần nằm lòng những điều này để trẻ không bị ốm

Sốt cao có thể đe dọa đến tính mạng trẻ, do vậy cần xử trí nhanh như sau.

- Gọi bác sĩ hay xe cấp cứu ngay lập tức.

- Làm mát cho bé càng nhanh càng tốt. Đem bé đến chỗ mát. Lau mát cho bé bằng nước mát hoặc nước lạnh và quạt cho bé. Cần lưu ý là trong các trường hợp này, uống thuốc hạ sốt như Ibuprofen hoặc acetaminophen cũng không làm trẻ hạ sốt.

- Nếu bé hôn mê, nhúng bé vào nước lạnh có thể cứu sống bé.

- Nếu bé còn tỉnh, cho bé uống một ly nước lạnh, uống mỗi 15 phút cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.

Mệt lả do nóng

Trẻ bị mệt lả do nóng có những triệu chứng sau:

- Da lạnh, nhợt nhạt.

- Không sốt (nhiệt độ dưới 37,8 độ C).

- Ra mồ hôi.

- Hoa mắt.

- Ngất.

- Yếu mệt.

Sơ cứu:

- Gọi bác sĩ ngay lập tức.

- Đặt trẻ nằm ở nơi mát, chân nâng cao.

- Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.

- Sau khi cho trẻ uống 2-3 ly nước, mang bé đến cơ sở y tế để bác sĩ đánh giá tình trạng mất nước của bé và điều trị bù nước thích hợp.

- Vẫn tiếp tục cho bé uống nước trên đường chở bé đến cơ sở y tế.

3. Vọp bẻ (chuột rút) do nóng

Trẻ bị vọp bẻ do nóng có những triệu chứng sau:

- Vọp bẻ nặng ở chân, tay, bụng.

- Không sốt.

Cách chăm sóc tại nhà:

- Vọp bẻ do nóng là phản ứng thường gặp nhất khi ở trong môi trường quá nóng bức. Tình trạng này không nguy hiểm nên có thể chăm sóc tại nhà, không cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.

- Cho trẻ uống một ly nước lạnh mỗi 15 phút cho đến khi trẻ cảm thấy đỡ hơn.

- Có thể cho bé ăn thức ăn chứa muối như khoai tây chiên, bánh quy.

Thùy Linh (T.H)

 

Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!

Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất

Người xưa làm gì để đưa linh hồn sang thế giới bên kia?