Mùa hè, mẹ cho con đi du lịch bỏ túi những điều sau thì chẳng bao giờ lo con cháy nắng, ốm sốt
Tin liên quan
Mùa hè đến, nắng nóng lên đến đỉnh điểm, nhiều bà mẹ đã trang bị rất cẩn thận cho con trước khi con ra ngoài. Tuy nhiên, áo chống nắng và kính râm vẫn không đủ. Một số người mẹ thậm chí đã hiểu lầm về cách bảo vệ trẻ dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Dưới đây là một số quan niệm sai lầm của các bà mẹ:
Trẻ em không đi ra ngoài nắng sẽ bị thiếu canxi
Trẻ em lớn lên rất nhanh và cần rất nhiều canxi để phát triển nhanh chóng. Nhiều mẹ nghĩ rằng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D để thúc đẩy sự hấp thu canxi. Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào ánh nắng mặt trời để cơ thể tổng hợp đủ vitamin D là không thực tế. Mỗi mùa có thời tiết, khí hậu khác nhau và trẻ không thể đi tắm nắng trong mỗi buổi sáng trong suốt cả năm.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể gây tác động tiêu cực đến trẻ như gây cháy nắng, lão hóa da, tổn thương mắt, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Để cung cấp đủ vitamin D cho trẻ, mẹ nên cho bé uống viên tổng hợp hoặc cho bé ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D.
Trời nhiều mây thì trẻ sẽ không bị cháy nắng
Trên thực tế thì ngay cả khi trời nhiều mây, tia cực tím vẫn có thể làm hại đến trẻ.
Hướng dẫn cách chống nắng cho trẻ
Đối với trẻ em, mẹ nên sử dụng nhiều biện pháp để ngăn ngừa làn da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Chọn thời điểm thích hợp để ra ngoài
Cố gắng không để con bạn ra ngoài khi cường độ tia cực tím cao (10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
Chọn quần áo và dụng cụ che nắng phù hợp
Mẹ nên mặc cho bé quần áo bằng vải cotton nhẹ. Nếu trẻ chơi ở ngoài trong thời gian dài, mẹ nên chuẩn bị ô che, áo khoác dài tay, quần dài cho bé.
Chọn nơi trú ẩn thích hợp
Mẹ nên cho trẻ chơi trong bóng râm. Nếu con đi ra biển chơi, mẹ nên che ô cho con hoặc đưa con về lều trú ẩn.
Sử dụng hợp lý kem chống nắng cho trẻ em
Dựa vào thành phần chống nắng có thể được chia thành kem chống nắng và kem chống nắng hóa học.
Kem chống nắng vật lý
Các thành phần chính: Chất chống tia UV như titanium dioxide, zinc oxide.
Nguyên tắc bảo vệ chống nắng: Các thành phần kem chống nắng tạo thành một lớp màng bảo vệ trên bề mặt da để phản xạ, phân tán, ngăn tia cực tím tiếp xúc trự tiếp với da.
Ưu điểm: Các thành phần kem chống nắng không bị da hấp thụ, không gây dị ứng, an toàn hơn với trẻ.
Nhược điểm: các hạt tương đối lớn, khó lan tỏa trên da và gây nhờn.
Kem chống nắng hóa học
Các thành phần chính: Các chất hấp thụ tia cực tím, chẳng hạn như axit p-aminobenzoic (PABA) và các dẫn xuất của nó.
Nguyên tắc bảo vệ chống nắng: sử dụng một số thành phần hóa học để hấp thụ ánh sáng cực tím và giảm tổn thương tia cực tím lên da.
Ưu điểm: Trong suốt, nhẹ, dễ hấp thụ
Nhược điểm: Khả năng dị ứng cao, nên cẩn trọng khi sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần phải cẩn thận. Hiệu ứng chống nắng của kem chống nắng hóa học cũng dần biến mất theo thời gian, vì vậy mẹ cần thường xuyên thoa kem lại cho con.
Bạn nên chú ý điều gì khi sử dụng kem chống nắng cho trẻ?
- Trước khi sử dụng, mẹ nên thoa kem chống nắng trên tai hoặc cánh tay của em bé và quan sát em trẻ có bị dị ứng hay không.
- Mẹ nên thoa kem chống nắng cho trẻ nửa giờ trước khi ra ngoài.
- Hãy thoa lại kem sau mỗi 1,5 đến 2 giờ.
- Nếu trẻ ra ngoài bơi lội, mẹ nên chọn kem chống nắng không thấm nước.
- Bạn không nên dùng kém chống nắng dạng xịt vì có thể xịt vào mắt hoặc vô tình làm bé hít phải.
- Sau khi trở về nhà, hãy nhớ tắm cho bé để loại bỏ lượng kem chống nắng còn sót lại trên da.
Quỳnh Trang/Theo Sohu
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất