15 bức ảnh chân thực nhất về trình tự vào ca sinh mổ
Tin liên quan
Ngày nay nhiều người vẫn cho rằng sinh mổ là phương pháp sinh không tốt cho cả mẹ lẫn bé hoặc đổ hết tội, cho rằng người mẹ sợ đau đẻ nên mới quyết định như vậy. Thế nhưng, thực tế việc một người mẹ buộc trải qua ca sinh mổ phải chịu đau đớn gấp trăm lần cùng những biến chứng dai dẳng về sau.
Những trường hợp mẹ bầu được chỉ định bắt buộc sinh mổ
- Suy thai
Bác sĩ sẽ theo dõi tình hình sức khỏe của mẹ, nếu thấy có dấu hiệu bất thường như nhịp tim thấp, tức thai nhi không nhận đủ oxy. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định mổ khẩn cấp để bảo vệ an toàn cho đứa bé. Ngoài ra, trường hợp thai nhi bị nhiễm độc ối, nước ối có phân cũng được chỉ định mổ gấp.
- Ngôi thai ngược
Ngôi thai ngược (ngôi thai không thuận) tức là ở những tuần cuối thai kỳ, thay vì thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới để chuẩn bị ra đời, bé sẽ nằm ngang hoặc ở vị trí ngôi mông. Khi đó, sinh mổ là giải pháp an toàn nhất.
- Đa thai
Người mẹ mang đa thai (3 - 4 thai) sẽ gây khó khăn trong việc sinh thường, do vậy, mẹ bầu được chỉ định mổ. Trường hợp mang song thai vẫn có thể sinh thường.
- Thai quá to
Trường hợp thai quá to không thể vừa để đi qua khung xương chậu của mẹ, khi đó bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Ngoài ra, khung xương chậu của mẹ nhỏ cũng phải sinh mổ vì thai nhi sẽ phải khó khăn chui ra khi chọn sinh thường.
- Sinh non
Trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ trước tuần 37 có thể được chỉ định mổ bắt con vì đây có thể là dấu hiệu thai nhi gặp vấn đề.
- Đã từng sinh mổ
Thông thường có đến 90% phụ nữ đã từng một lần sinh mổ sẽ được chỉ định mổ ở lần sinh con tiếp theo. Bởi nếu chọn đẻ thường, nguy cơ vỡ tử cung có thể là 0,2 - 15%.
- Rau tiền đạo
Thai nhi nằm ở vị trí thấp trong tử cung làm tử cung bị che kín mất một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, tỷ lệ chỉ chiếm 1/200 phụ nữ mang thai. Nếu không may mắn bị rau tiền đạo, mẹ bầu cần sinh mổ.
- Bong nhau thai
Bong nhau thai (đứt nhau thai) tức là nhau thai sẽ bị bong ra khỏi lớp niêm mạc tử cung. Điều này gây cản trở đến nhịp thở của bé do không nhận đủ oxy. Đây cũng là một trường hợp mẹ bầu bắt buộc sinh mổ.
- Sa dây rốn
Dây rốn vượt qua cổ tử cung hoặc ra ngoài sẽ gây cản trở quá trình sinh thường. Trường hợp này khá hiếm, những nếu gặp phải, mẹ bầu buộc phải sinh mổ.
- Tiền sản giật
Người mẹ được chẩn đoán tiền sản giật sẽ không đảm bảo thai nhi được nhận đủ máu và oxy. Khi đó, sinh mổ là điều tất nhiên.
- U xơ tử cung
Đây là căn bệnh gây khó khăn cho việc sinh nở, trường hợp này mẹ nên chọn sinh mổ để bảo vệ cho mẹ và bé.
- Mẹ bầu mắc bệnh nhiễm trùng
Mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm trùng như HIV, herpes,...hoặc các bệnh có thể lây qua đường tình dục sẽ được chỉ định sinh mổ để phòng bé bị nhiễm trùng.
- Cổ tử cung không mở
Đến lúc gần sinh, cổ tử cung mẹ quá hẹp gây cản trở việc em bé chui ra, mẹ cũng được chỉ định sinh mổ.
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Thai nhi bị dị tật bẩm sinh là một trong những trường hợp mẹ bầu phải sinh mổ để phòng biến chứng xảy ra trong lúc sinh.
- Mẹ mắc các bệnh khác
Người mẹ trong giai đoạn mang thai được chẩn đoán mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thận, u nang buồng trứng,...là những đối tượng được chỉ định nên chọn sinh mổ
Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bệnh cao huyết áp, u nang buồng trứng, bệnh thận... thì cũng nên cân nhắc chọn lựa phương pháp sinh mổ để tránh những rủi ro có thể gặp phải khi sinh nở.
15 bức ảnh chân thực nhất về trình tự vào ca mổ
1. Chuẩn bị sinh
2. Thực hiện một đường cắt vào vùng bụng
3. Bắt đầu rạch sâu vào phần bụng
4. Tiến hành mổ bắt thai
5. Gắn ống truyền nước biển
6. Chuẩn bị đưa phần đầu của bé ra ngoài
7. Phần đầu của bé sẽ được đưa ra ngoài trước
8. Toàn thân của bé được đưa ra ngoài
9. Bé được hộ tá vệ sinh
10. Cắt dây rốn
11. Bé được vệ sinh sạch sẽ
12. Bóc nhau thai, làm sạch buồng tử cung và khâu lại vết mổ cho mẹ
13. Kiểm tra sức khỏe cho bé
14. Trông con thật đáng yêu
15. Khoảnh khắc hạnh phúc được ôm con vào lòng
16. Vết sẹo sau ca sinh mổ
Những điều cần biết về các biến chứng sau ca sinh mổ
GS.TS. Metatapan Korn Pornradiran, người chuyên về kiến thức chăm sóc các biến chứng sau ca sinh mổ cho biết:
Ban đầu, bác sĩ sản khoa sẽ tiêm chất kích thích tử cung co lại và ngăn ngừa chảy máu sau sinh. Thuốc này có tác dụng làm tử cung siết chặt để ngăn chảy máu trong âm đạo và đẩy nước ra ngoài. Do vậy, mẹ sẽ có cảm giác đau vùng bụng và xuất hiện các cơn co thắt. Tuy nhiên, khi thuốc hết tác dụng, những triệu chứng này sẽ biến mất. Trong thời gian cho con bú, đôi khi mẹ sẽ có lại cảm giác này là vì các hoocmon ở tuyến yên được tiết ra sẽ kích thích tử cung co bóp.
Trong 1-2 ngày đầu sau sinh, mẹ sẽ nhận thấy rõ sự thay đổi diễn ra trong cơ thể mình. Có mẹ sẽ cảm thấy đầy hơi. Thường thì chức năng của ruột sẽ khó trở lại bình thường sớm sau ca phẫu thuật. Khi cơ thể đã dần hồi phục, đường ruột sẽ hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, phần xương chậu sẽ mở rộng kéo theo khớp xương mu và vùng xương căng hết cỡ. Một số mẹ sẽ có cảm giác đau ở xương mu, nhất là khi đi bộ hoặc đứng dậy. Cảm giác đau này do phần sụn của xương mu. Triệu chứng này thường phổ biến và thời gian kéo dài hơn khi sinh con qua âm đạo hoặc sinh thường hơn là sinh mổ. Để giảm các triệu chứng và xoa dịu các cơn đau, mẹ có thể dùng nước ấm để chườm qua vị trí đau.
Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bạn nên tránh để vết thương tiếp xúc với nước càng tốt. Nếu trúng nước, vết thương có thể lâu lành hơn và để lại sẹo, thậm chí là bị nhiễm trùng.
Khi nào thì lành vết thương?
Vết thương mổ thường sẽ lành trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, thời gian có thể lâu hơn nếu vết mổ tiếp xúc với nước. Trong thời gian này, mẹ chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng tránh vận động mạnh. Thông thường cần khoảng 3 tháng để các lớp mô tái tạo lại. Trong vòng 3 tháng này, mẹ không nên vác, mang, nâng đồ nặng.
Theo Webtretho
Nhanh tay nhận ngay quà tặng 300k!
Gói quà 300k dành riêng cho bạn khi đăng ký tích điểm MyPoint. Tích điểm cho mọi hoạt động nạp thẻ, mua sắm và nhận tin về đọc báo tích điểm sớm nhất